Giáo án lịch sử 7: Bài Làm bài tập lịch sử chương V

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Làm bài tập lịch sử chương V. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..

TIẾT 57 - LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG V + ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết:Củng cố những kiến thức đã học trong chương V
- Vận dụng làm bài tập liên quan
2.Kĩ năngg:
a.Rèn kĩ năng: Ghi nhớ, tường thuật, phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu. .
b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,thái độ
- Giáo dục tính kiên trì,tự giác hoàn thành các bài tập được giao.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Máy chiếu
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Làm bài tập lịch sử
GV chiếu bài tập :
1. Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau
1. Nhà Lê bắt đầu suy thoái vào thời gian nào?
A.Đầu thế kỉ XVI C.Đầu thế kỉ XVIII
B. Giữa thế kỉ XVI D.Giữa thế kỉ XVIII
Đáp án A
2. Hậu quả của chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh –Nguyễn như thế nào?
A. Nhân dân phiêu bạt đói khổ
B. Chia cắt đất nước,tổn hại nhân dân và đất nước
C. Đồng ruộng bỏ hoang,kinh tế chậm phát triển
D.Sản xuất đình đốn
Đáp án B
3.Điểm mới nhất của kinh tế nước ta thế kỉ XVIII?
A. Xuất hiện các làng nghề thủ công B.Xuất hiện các chợ
C. Xuất hiện các đô thị D.Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án C
2.Lập bảng thống kê : Thảo luận nhóm bàn 5’
GV: Chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1:Lập bảng thống kê các cuộc khới nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI
Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động

1511
Khởi nghĩa Trần Tuân.
Sơn Tây

1512
Khởi nghĩa Trịnh Hưng, Lê Hy.
Nghệ An,Thanh Hóa

1515
Khởi nghĩa Phùng Chương
Tam Đảo

1516
Khởi nghĩa Trần Cảo Quảng Ninh

Nhóm 2 : Lập bảng thống kê những việc làm của Quang Trung từ 1771-1792
Thời gian Những sự kiện chính

Nhóm 3:Lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế,văn hóa nước ta thế kỉ XVII-XVIII
Những điểm nổi bật

Kinh tế
Nông nghiệp
- Đàng ngoài : sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng
- Đàng Trong :Sản xuất nông nghiệp phát triển

Thủ công nghiệp
Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công

Thương nghiệp
Xuất hiện nhiều chợ,phố xá,đô thị

Văn hóa -Nho giáo được đề cao,phật giáo,đạo giáo được phục hồi
-Chữ quốc ngữ ra đời
- Văn học và nghệ thuật dân gian phát triển
3.Bài tập nối kiến thức:
Hãy nối niên đại với sự kiện lịch sử sao cho đúng
Niên đại Nối Sự kiện lịch sử

1.1737
a.Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương
2.1738-1770
b.Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng

3.1740-1751 b. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu
1. 1741-1751

2. 1739-1769 c. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

d. Khởi nghĩa của Lê Duy Mật
GV: Yêu cầu học sinh chỉ trên lược đồ địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa
4.Bài tập điền khuyết
Để đánh tan quân Thanh ,Từ Tam điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến quân ra Bắc.Điền vào chỗ (...) nơi ta tiến công
- Đạo chủ lực...................................................................................
- Đạo thứ hai và thứ 3 ...........................................................................
- Đạo thứ tư.............................................................................................
- Đạo thứ 5......................................................................................................
GV: Yêu cầu hs chỉ trên lược đồ 5 đạo tiến quân ra bắc
5.Bài tập tự luận
? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phong trào nông dân Tây Sơn với các phong trào nông dân khác?
• Giống nhau: Đều lật đổ chính quyền phong kiến
• Khác nhau:Làm nhiệm vụ dân tộc đánh đuổi giặc ngoại xâm
3. Đi tìm chân dung lịch sử
- Nguyễn Hữu Cầu
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
-Nguyễn Huệ
2. Ôn tập
Hoạt động của Thầy Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:
H: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được chia làm mấy giai đoạn ?
H: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418-1423 ?
H: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 14240cuối 1426 ?
H: Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động-Chúc Động ?trận Chi Lăng-Xương Giang ?
H : Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
H: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng Lợi có ý nghĩa gì ?
Hoạt động 2 :
GV : Chia lớp thành 3 nhóm.yêu cầu HS thảo luận nhóm(5’)
Nhóm 1: Bộ máy nhà nước thời Lê tổ chức như thế nào? Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét.
Nhóm 2:TRình bày những nét chính về tình hình kinh tế,xã hội thời Lê sơ?
Nhóm 3: Nêu những thành tựu chủ yếu về VH, KH, NT thời Lê sơ.
Hoạt động 3: Cá nhân GV,HS
H: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh – Nguyễn gây hậu quả tai hại như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị ,xã hộ nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII?
Hoạt động 4: Cá nhân GV,HS
H:Trình bày những nét chính về tình hình KT – VH nước ta ở các TK XVI –
XVIII.
Hoạt động 5:
H:Nêu những nét chính về tình hình xã hội đàng Ngoài nửa sau TK XVIII?
H: Nhận xét về tính chất quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở TK XVIII?
Hoạt động 6
H: Em hãy trình bày những đóng góp của phong trào Tây Sơn?
H: Trình bày diễn biến trận Rạch Gầm-Xoài Mút?
H: Em hãy trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?
Hoạt động 7:
H: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi ,phát triển kinh tế,ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc?
H: Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

-Tái hiện kiến thức đã học
-1 HS trình bày diễn biến

-1 HS trình bày diễn biến

-1 HS trình bày diễn biến

-1 HS Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

-HS làm việc hợp tác theo nhóm
-Đại diện nhóm trình bày

-1 HS trình bày hậu quả

-1 HS nhận xét về tình hình chính trị ,xã hội

-1 HS nhận xét về tính chất quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài

-1 HS trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh

-1 HS trình bày đường lối ngoại giao

I.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427)
- Giai đoạn 1418-1423

-Giai đoạn 1424-1426

-Khởi nghĩa lam sơn toàn thắng (Cuối 1426-cuối 1427)

II.Nước Đại Việt thời Lê Sơ(1428-1527)

III.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền(TK XVI-XVIII)

IV.Kinh tế,văn hoá TK XVI- XVIII

V.Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII

VI. Phong trào Tây Sơn

VII. Quang Trung xây dựng đất nước
3.Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp theo
- Ôn tập các bài đã học và làm đề cương ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết
Câu hỏi ôn tập
Câu 1 :Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Câu 2: Em hãy nêu kinh tế nông nghiệp Đàng Trong ở nửa đầu thế kỉ XVIII ?
Câu 3:Trình bày diễn biến,kết quả,ý nghĩa trận Rạch Gầm-Xoài Mút(1785)
Câu 4: Theo em phong trào Tây Sơn có phải là cuộc chiến tranh phong kiến hay không ?Vì sao ?
Câu 5 :Tóm tắt những công lao đóng góp của Quang Trung đối với nước ta ở thế kỉ XVIII ?

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.