Giáo án lịch sử 7: Bài Khởi nghĩa nông dân đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Khởi nghĩa nông dân đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..

TIẾT 49 - BÀI 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết:
+ Chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài đã mục nát cực độ.
+ Nền kinh tế nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn. Đời sống nhân dân cơ cực đã vùng lên đấu tranh mãnh liệt chống lại CQPK.
- HS hiểu: Tính chất, quy mô, ý nghĩa của phong trào nông dân Đàng ngoài TK XVIII.
- HS vận dụng :Đánh giá về khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài
2.Kĩ năngg:
a.Rèn kĩ năng: tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.
b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,thái độ
- Bồi dưỡng cho HS ý thức căm ghét sự áp bức, cường quyền, đồng cảm với nỗi khổ cực của nhân dân.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Máy chiếu
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
? Tình hình kinh tế nông nghiệp đàng Ngoài như thế nào ?
GV:Như vậy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh,nền sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị trì trệ,kìm hãm.Tình trạng đó kéo dài Dẫn tới cảnh điêu đứng khổ cực của quần chúng nhân dân.Có áp bức,có đấu tranh,nông dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - HS biết:
+ Chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài đã mục nát cực độ.
+ Nền kinh tế nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn. Đời sống nhân dân cơ cực đã vùng lên đấu tranh mãnh liệt chống lại CQPK.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy HOẠT ĐỘNG HỌC Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1(10’): tìm hiểu nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa
H :Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII như thế nào?

H: Tìm những biểu hiện của sự suy sụp chính quyền phong kiến đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
H: Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì?

H: Trước cuộc sống cơ cực ấy nhân dân ta đã làm gì?
GV: Cuộc sống cơ cực là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân đàng Ngoài
Hoạt động 2(25’):tìm hiểu diễn biến , kết quả , ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa
GV giảng : trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII phong trào nông dân ở Đàng Ngoài vùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ
H: Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’)
Câu hỏi :Em hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn ?
( GV phát phiếu học tập )
Các cuộc khởi nghĩa Thời
gian Địa bàn hoạt động

GV bổ sung : ngoài các cuộc khơỉ nghĩa trên còn có các cuộc k/n của Nguyễn Tuyển , Nguyễn Cừ ( Hải Dương ) k/n của Vũ Đình Dung
GV : chiếu bản đồ “Phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII”.
 Giải thích các kí hiệu.
- Giới thiệu ngắn gọn: Tên, thời gian, người lãnh đạo, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.
H: Quan sát lược đồ, tìm hiểu SGK em có nhận xét gì về thời gian,địa bàn hoạt động của phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng ngoài?
GV: Trong tất cả các cuộc khởi nghĩa trên tiêu biểu nhất là cuộc
+ Khởi nghĩa Hữu Cầu (1741 - 1751).
+ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).
GV : Sử dụng bản đồ tường thuật 2 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trên
H: Việc chuyển địa bàn hoạt động của Hoàng Công Chất có ý nghĩa gì?

H: Tính chất,quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài TK XVIII có gì khác so với các thế kỉ trước?
GV mặc dù các cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại
H: Vì sao các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại?
GV: Phân tích, nhấn mạnh nguyên nhân thất bại: Các cuộc khởi nghĩa diễn ra rời rạc, chưa liên kết được với nhau thành một phong trào nông dân rộng lớn.
H: Phong trào nông dân Đàng Ngoài có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Mục nát đến cực độ
+ Vua Lê là bù nhìn
+ Chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc.
+ Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân.
HS đọc in nghiêng SGK
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
- Đê điều vỡ liên tục, mất mùa, lụt lội thường xuyên xảy ra.
- Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút.

Vì không đủ nộp thuế mà phải bần cùng bỏ cà nghề nghiệp(vì thuế sơn mà phải chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi…)

HS kể tên

HS thảo luận

Hoàn thành bài tập

HS: Nổ ra liên tiếp và rộng khắp trong cả nước

HS: đánh dấu bước chuyển của phong trào đoàn kết của nhân dân miền xuôi và miền ngược.
HS: : đủ các thành phần ( nhà sư, nhà nho, nông dân )

- Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn.

- Ý nghĩa:
+ Chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay.
+ Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân. 1. Tình hình chính trị:

- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp,mục nát đến cực độ.

- Hậu quả :
+ Ruộng đất bị lấn chiếm
+ kinh tế nông nghiệp bị đình đốn
+ công thương nghiệp Sa sút
+ Tô thuế năng nề
+ Nhân dân chết đói
---> Cuộc sống cơ cực dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn:

a. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

+ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741- 1751) Đồ Sơn (Hải Phòng); Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) từ Sơn Nam  Tây Bắc.

b. Kết quả:
- Lần lượt thất bại:

c. ý nghĩa lịch sử:
+ Góp phần làm cho chính quyền họ Trịnh bị lung lay.
+ Nêu cao tinh thần đấu tranh chống áp bức cường quyền của nhân dân.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào Tây Sơn sau này .
GV chốt : đây là lần đầu tiên trong lịch sử bùng lên 1 phong trào nông dân rộng khắp rầm rộ khắp cả miền xuôi , miền ngược kéo dài hàng chục năm . Phong trào không chỉ có nông dân mà còn lôi kéo cả trí thức học , quan lại nhỏ . Mặc dù mục tiêu mới chỉ là “ lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo” thậm chí có những lúc mang tính chất trả thù như “ treo người” “ đổ nước vào mũi” “ bỏ thóc vào mắt rồi khâu lại” Nhưng nó giống như hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ PK Đàng Ngoài , nó chuẩn bị mảnh đất màu mỡ cho tháng lợi to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
• Vì sao thế kỷ XVI – XVII diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân?
• Chỉ địa điểm các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
• Các cuộc khởi nghĩa đó có tác dụng như thế nào tới xã hội nước ta thời bấy giờ.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoàn thành bảng thống kê sau :

Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Địa điểm
1737

1738 -1770

1740 -1751

1741 -1751

1739 -1769

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh về các cuộc khởi nghĩa,

4. Hướng dẫn về nhà
Bài vừa học
- Học bài theo SGK và làm vở bài tập
Chuẩn bị bài tiếp theo
Tìm hiểu bài 25 phần I :
+Chính quyền PK ở Đàng Trong
+ Anh em NguyễnNhạc lập cân cứ Tây Sơn

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.