Giáo án lịch sử 7: Bài Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV phần 1

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV phần 1. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..

TIẾT 29 - BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
I- TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết:Tình hình kinh tế-xã hội cuối thế kỉ XIV
- HS hiểu:
+ Tình hình kinh tế nước ta cuối TK XIV ngày càng sa sút. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó.
+ Trong xã hội: Mâu thuẫn giai cấp thống trị và bị trị ngày càng sâu sắc. Do
đó nông dân, nô tì đã nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi.
+ Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân, nô tì nửa sau TK XIV.
- HS vận dụng: Nguyên nhân sụp đổ của nhà Trần
2.Kĩ năng:
a.Rèn kĩ năng: so sánh, đối chiếu, kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ.
b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,tình cảm,thái độ
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.
- Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Lược đồ “Khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV”.
- Bảng phụ
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
III.Tổ chức dạy- học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trò chơi : Mở ô đoán chữ
Có 5 ô chữ : Mỗi ô chữ là 1 câu hỏi
Mật mã lich sử : Hào khí Đông A
3.Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV: Các em ạ! Vương triều Trần thành lập năm 1226, sau một thời gian dài xây dựng và phát triển vững mạnh đạt được nhiều thành tựu to lớn vê kinh tế chính trị, xã hội, văn hóa. Song từ cuối TK XIV nhà Trần bắt đầu suy yếu.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: + Tình hình kinh tế nước ta cuối TK XIV ngày càng sa sút. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó.
+ Trong xã hội: Mâu thuẫn giai cấp thống trị và bị trị ngày càng sâu sắc. Do
đó nông dân, nô tì đã nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi.
+ Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân, nô tì nửa sau TK XIV.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(10’): Tìm hiểu tình hình kinh tế nước ta TKXIV
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H :Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào?
GV: Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK
H : Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó ?
GV giảng , Nhấn mạnh nguyên nhân:

H: Em cú nhận xét gỡ về tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV so với thời kì sau chiến tranh?
GV chốt:

Hoạt động 2(20’): tìm hiểu tình hình xã hội nước ta TKXIX
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân,nhóm
H: Trước tình hình đời sống nhân dân cực khổ như vậy, vua quan nhà Trần đã làm gì?
GV: Nêu dẫn chứng minh họa:
kênh hìnhTrần Dụ Tông minh hoạ
GV : Kênh hình Chu Văn An

GV: Kể chuyện Chu Văn An dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?
H: Em có suy nghĩ gì về việc làm của cụ Chu Văn An?
GV:

H: Trong khi quan lại nhà Trần như vậy thì đời sống nhân dân ra sao ?
GV: Gọi HS đọc phần chữ in nghiêng SGK.
H: Qua đoạn trích em có nhận xét gì về tình hình nước ta lúc bấy giờ?
GV giảng: Tình hình trong nước hết sức rối ren, bên ngoài quân Cham Pa xâm lược, nhà Trần bất lực hoàn toàn trước những yờu sỏch của nhà Minh.  Nông dân, nô tì nổi dậy đấu tranh như thế nào -- > phần b
H: Vì sao nông dân, nô tì nổi dậy đấu tranh?

GV: Nhấn mạnh, nguyên nhân.:
+ Trình bày 3 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. ( Lập bảng so sánh )

H : Dựa vào bảng thống kê em có nhận xét gì về quy mô , địa bàn , kết quả .. vv
H: Tại sao các cuộc khởi nghĩa bị thất bại?
GV: Nhấn mạnh nguyên nhân thất bại:
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ chưa biết liên kết với nhau.
GV sơ kết bài : Mặc dù thất bại song các cuộc khởi nghĩa này cũng góp phần làm cho nhà Trần nhanh chóng sụp đổ thay vào đó lá 1 thời kì khác phát triển cao hơn

-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-1 HS trình bày tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV

-1 HS trình bày nguyên nhân
Do nhà nước không quan tâm đến sản xuất và đời sống nhân dân. : như Trần Khánh Dư đã từng nói” vua , quan là chim ưng còn dân là gà , vịt ; lấy gà vịt mà nuôi chim ưng có gì là lạ

-1 HS nhận xét,đánh giá
+ Sau chiến tranh : kinh tế phát triển
+ Nửa cuối thế kỉ XIV : nền kinh tế bị suy sụp:

-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-1 HS trình bày đời sống của vua,quan,quý tộc nhà Trần
+ Vua Trần Dụ Tông bắt dân đào hố lớn giữa hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, bắt dân chở nước mặn từ biển đổ vào để nuôi hải sản.
+ Tướng Trần Kháng Dư (Tướng là chim Ưng, dân là Vịt. Lấy Vịt nuôi chim Ưng có gì là lạ).

-2 HS trình bày

-2 HS trình bày ý kiến cá nhân
Cụ là người trung thực, thẳng thắn, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội. Cụ là một vị quan thanh liêm, không vụ lợi biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
-1 HS trình bày đời sống nhân dân

-2 HS nhận xét,
đánh giá
Tình hình trong nước hết sức rối ren

-1 HS trình bày nguyên nhân nông dân, nô tì nổi dậy đấu tranh
Do cuộc sống khổ cực bị bóc lột tàn tệ.
Do mâu thuẫn giữa nông dân mâu thuẫn với nhà Trần
+ Tiếp đó GV sử dụng lược đồ.
giới thiệu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
“Khởi nghĩa nông dân nửa sau TK XIV”.

-2 HS nhận xét,đánh giá

-Phát triển tư duy,loogic:

2HS trình bày ý kiến cá nhân

Rèn kĩ năng hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử.
*Năng lực cần hình thành:Thực hành bộ môn lịch sử

1. Tình hình kinh tế.

- Từ nửa sau Tk XIV nền kinh tế bị suy sụp:

2. Tình hình xã hội.

a. Đời sống các tầng lớp giai cấp
* Vua , quan quý tộc nhà Trần :

- Vua, quan ăn chơi, sa đọa.
- Những kẻ nịnh thần lợi dụng tình hình đó làm rối loạn kỉ cương, phép nước.

* Đời sống nhân dân : ngày càng cực khổ hơn
- Tình hình xã hội rối ren.
-- > Mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc.

b.Phong trào đấu tranh của nông dân, nô tì.
* Nguyên nhân:
- Do bị áp bức, bóc lột nặng nề. Nên nông dân, nô tì >< sâu sắc với giai cấp thống trị.
 Họ nổi dậy đấu tranh.
* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- 1344 - 1360 : Khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.
- 1379 : Khởi nghĩa Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa.
- 1390 : Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai – Hà Tây.
- 1399 - 1400 : Khởi nghĩa Nguyến Nhữ Cái ở Sơn Tây, Vĩnh Phú, Tuyên Quang.
* Kết quả:
- Lần lượt thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:
- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, chưa liên kết với nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Bài vừa học
- Học bài theo SGK và làm vở bài tập
- Hoàn thành bảng thống kê sau :
Thời gian Tên các cuộc khởi nghĩa Địa bàn hoạt động
1344

1379

1390

1399

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Lập bảng so sánh 3 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh về các cuộc khởi nghĩa

4. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài tiếp theo
- Sự thành lập nhà Hồ
- Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly,ý nghĩa tác dụng

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.