Giáo án VNEN bài Buổi đầu độc lập thời Ngô- Đinh- Tiền Lê

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Buổi đầu độc lập thời Ngô- Đinh- Tiền Lê. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 15 - Tiết 22,23,24:
BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Sự ra đời của các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê; tổ chức nhà nước thời Ngô- Đinh - Tiền Lê.
- Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước.
- Đời sống kinh tế: Quyền sở hữu ruộng đất, khai, hoang đào vét kênh ngòi; một số nghề thủ công;đúc tiền, các trung tâm buôn bán.
- Về xã hội: Các giai tầng trong xã hội (nông dân tự do, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, nô tì).
2. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, trình bày các cuộc kháng chiến theo lược đồ.
- Vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, sử dụng bản đồ, trả lời câu hỏi kết hợp xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân.
- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế; quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha.
- Biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành lại độc lập.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Tái hiện sự kiện hiện tượng nhân vật.
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
- So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa. Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử.
- Thể hiện thái độ xúc cảm hành vi.
- Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những tình huống thực tiễn. Sử dụng ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tình hình chính trị nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê.
+ Tình hình kinh tế và văn hóa nước ta dưới thời Ngô - Đinh- Tiền Lê.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: vấn đáp thuyết trình trực quan, nhóm
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Tài liệu thời Ngô – Đinh – Tiền Lê
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước
- Bản đồ 12 sứ quân
- Một số tranh ảnh
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động: Quan sát và đọc đoạn văn.
? Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra như thế nào?
? Sau chiến thắng, Ngô Quyền xây dựng nền độc lập, mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ dân tộc như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị nước ta thời Ngô-Đinh-Tiền Lê
GV: Nhắc lại: Trong hơn 10 tkỉ trước nước ta chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc => đến Ngô Quyền thì chấm dứt.
? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
+ Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nam Hán
+ Chấm dứt sự thống trị của phong kiến phương Bắc
? Tình hình nước ta sau chiến thắng Bạch Đằng như thế nào?
=>...... Ngô Quyền lên ngôi vua, ...
? Tại sao NQ bãi bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để thiết lập triều đại mới?
=> Trên danh nghĩa họ Khúc vẫn phụ thuộc Hán
? Những việc làm trên có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa: Chấm dứt sự thống trị của phong kiến phương Bắc, giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước
? Sau khi lên ngôi NQ tổ chức đất nướ như thế nào?
+ Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc
+ Thiết lập triều đình mới
+ Quy định lễ nghi trong triều đình và sắc phục của quan lại
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước triều Ngô
Vua

Quan văn Quan võ

( ĐP) thứ sử các châu
? Vai trò của nhà vua như thế nào?
=> Đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao.
? Đó là thể chế gì ?
GV: Nhận xét: Bộ máy Nhà nước này còn đơn giản nhưng bước đầu biểu hiện ý thức tự chủ
Thứ sử các châu : Các quan địa phương, các tướng lĩnh có công được Ngô Quyền cử đi cai quản các địa phương : Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn...
GV: Kết luận: Những việc làm trên thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền ->thời Ngô.........
? Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào ?
- Mất ổn định
GV: Nhưng cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng => gọi là “loạn 12 sứ quân”
GV: Sứ quân : Là các thế lực pk nổi dậy chiếm lĩnh một vùng đất (SGK 113)
GV: Khái niệm loạn 12 sứ quân : Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Giai đoạn này hình thành mầm mống kể từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử.
GV: Chỉ địa điểm đóng của 12 sứ quân trên lược đồ - Hình 4/113
? Tình hình các sứ quân như thế nào ? Ảnh hưởng tới đất nước ra sao?
+ Chiếm nhiều vị trí quan trọng trên khắp đất nước
+ Làm cho dất nước loạn lạc =>tạo điều kiện cho giặc ngoại xâm (nhà Tống có mưu đồ xâm lược nước ta)
GV: Tình trạng đất nước: rối ren: Loạn 12 sứ quân, nhà Tống mưu đồ xâm lược nước ta.

? Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì?
=> Đòi hỏi tầng lớp thống trị phải thống nhất lực lượng, ổn định đất nước sẵn sàng đối phó với ngoại xâm
? Giữa lúc đó người nào đã xuất hiện? Ông là người như thế nào?
- Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện.
- HS: Đọc tiểu sử sgk/114
? Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
+ Kết hợp với quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ đánh các sứ quân.
+ Được nhân dân ủng hộ ->thắng lợi ->tôn làm Vạn Thắng Vương.
? Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì.
GV: Đại - lớn, Cồ - lớn ->nước Việt to lớn – ý đặt ngang hàng với Trung Quốc.
? Vì sao Đinh Tiên Hoàng đặt kinh đô tại Hoa Lư? Nhà Đinh đã xây dựng kinh đô như thế nào?
Vì: Đó là quê hương Đinh Bộ Lĩnh , địa hình đẹp
HS: Đọc in nghiêng sgk
? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
+ Hoàng đế: Ngang hàng với vua Trung Quốc.
+ Tên nước, niên hiệu: Khẳng định người Việt có giang sơn bờ cõi riêng, nước Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc
GV:
+ Vương: Tước hiệu vua nước nhỏ hoặc chư hầu, vua: Tước hiệu vua nước lớn
+ So với Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc (Ngô Quyền chỉ xưng Vương)
? Đinh Bộ Lĩnh đã tổ chức Nhà nước như thế nào?
GV: Thời Đinh chưa có luật pháp cụ thể nên quy đinh hình phạt với kẻ phạm tội: đặt vạc dầu, chuồng cọp...
? Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?
+ Ổn định đời sống xã hội
+ Đặt cơ sở để xây dựng đất nước

? Nhận xét về công lao của Đinh Bộ Lĩnh?
+ Có công lao to lớn, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm 1 bước trong việc trong việc xây dựng chủ quyền độc lập, tự chủ; khẳng định chủ quyền quốc gia (Đặt tên nước) ko dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống.
? Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào?
? Vì sao Lê Hoàn được suy tôn làm vua?
+ Người tài, chí lớn
+ Lòng người quy phục
HS: Đọc in nghiêng sgk -88 (nói về Lê Hoàn)
GV: Hành động của thái hậu Dương Vân Nga lúc này là đúng đắn và đáng ca ngợi vì bà đã biết hi sinh quyền lợi dòng họ bảo vệ lợi ích dân tộc.
GV: Nhà Tiền Lê: Phân biệt với Hậu Lê của Lê Lợi
GV: tường thuật trên lược đồ ( sách cũ )
GV: Đầu 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến sang xâm lược ta theo hai đường thuỷ bộ.
? Trước tình hình đó Lê Hoàn đã làm gì
-> Cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng
GV: Giảng bằng lược đồ
+ Quân thuỷ: Bị ta đánh ác liệt phải rút lui
+ Quân bộ: : Bị ta đánh ác liệt phải rút về nước
+ Hầu nhân Bảo bị giết, nhiều tướng bị bắt
GV: Nói thêm về kế hoạch đóng cọc trên sông Bạch Đằng (kế thừa Ngô Quyền) và cách đánh địch
? Thắng lợi này có ý nghĩa gì?
GV: Sau khi chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang TQ trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bình thường -> mối quan hệ hoà hảo.
GV: Chuyển ý sang phần tiếp theo
Hoạt động 2: Khám phá tình hình kinh tế và văn hóa nước ta dưới thời Ngô-Đinh-Tiền Lê
GV: Giới thiệu: Trước đây ruộng đất nằm trong tay quan lại.
? Dưới thời Đinh-Tiền Lê tình hình ruộng đất ntn?
GV: Ngoài ra nông dân còn phải đi lính và lao dịch
? Triều đình đã làm gì để khuyến khích nông nghiệp phát triển?
+ Lễ cày tịch điền
+ Khai khẩn đất hoang
+Trồng dâu nuôi tằm
- Quan sát tranh mô tả lễ cày tịch điền.
? Vua Lê Đại Hành tổ chức lễ cày tịch điền thể hiện điều gì?
=> Quan tâm sản xuất - khuyến khích.
? Tất cả những việc làm trên có ý nghĩa gì?
? Thời Đinh - Tiền Lê có những nghề thủ công nghiệp nào?
GV: Nghề xây cung điện, nhà cửa, chùa chiền...tập trung nhiều thợ khéo ->nhiều công trình có giá trị: Kinh đô Hoa Lư, đền thờ, lăng...
- Quan sát H 9,10,11 tr 90,91
? Mô tả cung điện Hoa Lư để thấy được sự phát triển của thời Tiền Lê?
=> Cột dát vàng bạc, có nhiều điện, đài tế, chùa chiền, kho vũ khí, kho thóc thuế...quy mô cung điện hoành tráng.
? Nguyên nhân thủ công nghiệp phát triển?
+ Đất nước độc lập.
+ Thợ giỏi không bị bắt sang TQ.
+ Tính cần cù, sáng tạo.
? Tình hình thương nghiệp như thế nào?
? Việc thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì?
+ Củng cố nền độc lập
+ Tạo điều kiện ngoại thương phát triển
? Nhận xét chung tình hình kinh tế thời Đinh-Tiền Lê?
=> Phát triển mọi mặt.......
? Nguyên nhân sự phát triển này?
GV: Kết luận: Đánh dấu những bước đầu của việc xây dựng nền kinh tế tự chủ qua các mặt trên.
? Xã hội thời Đinh – Tiền Lê chia làm mấy giai cấp?
=> 2 giai cấp: Thống trị và bị trị
GV: Treo sơ đồ phân hoá giai cấp thời Đinh – Tiền Lê và phân tích.
? Tình hình giáo dục và nho học có điểm gì đáng chú ý?
? Tại sao các nhà sư thuộc tầng lớp thống trị (tại sao được trọng dụng)?
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi
+ Giáo dục chưa phát triển =>người đi học ít, chủ yếu là các nhà sư =>nhân dân và nhà nước quý trọng
GV: Kể câu chuyện nhà sư Đỗ Thuận: năm 987 Lý Giác-Sứ thần nhà Tống sang nước ta, vua Lê sai Đỗ Thuận giả làm người chèo thuyền đưa sứ giả qua sông. Thấy hai con ngỗng trên mặt nước Lý Giác ngâm:
Ngỗng kia ngỗng một đôi
Ngửa mặt nhìn chân trời
Đỗ Thuận đang cầm chèo liền đọc nối theo:
Lông trắng phô nước biếc
Chèo hồng rẽ sóng bơi
? Qua câu chuyện nói lên điều gì?
GV: Thành phần chủ yếu trong XH là nông dân: Là người dân tự do, cày ruộng công làng xã, quyền lợi gắn với nhà nước - cuộc sống đơn giản, bình dị; nô tì: cực khổ, dưới cùng của xã hội
? Đời sống sinh hoạt của người dân như thế nào?
+ Chùa chiền được xây dựng khắp nơi,
+ Nhiều loại hình văn hóa được tổ chức trong các ngày lễ hội: Ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu
GV: Vào những ngày vui vua cũng thích đi chân đất cầm xiên lội ao đâm cá
? Cử chỉ này chứng tỏ điều gì?
=> Sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn chưa sâu sắc, quan hệ vua tôi chưa có khoảng cách lớn
GV: Các trò chơi: đấu võ, đánh vật, đua thuyền ....vẫn tồn tại đến ngày nay
? Nhận xét chung tình hình văn hóa xã hội thời Đinh – Tiền Lê?
? Vẽ sơ đồ thời Ngô-Đinh-Tiền Lê, qua đó để hiểu được “vì sao 1 số nhà sư lại thuộc tầng lớp thống trị”? 1. Tình hình chính trị nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê.
1.1. Tình hình nước ta thời nhà Ngô:
- 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Xây dựng chính quyền:
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Trung ương: vua đứng đầu quyết định mọi việc; đặt các chức quan văn,võ, quy định về lễ nghi.
+ Địa phương: Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.
- 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi, các phe phái nổi lên khắp nơi triều đình bất ổn.
=> 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử gọi là loạn 12 sứ quân.
1.2. Tình hình nước ta thời nhà Đinh.
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư.
liên kết với quân Trần Lãm.
+ Được nhân dân ủng hộ
+ Dẹp loạn 12 sứ quân
- 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.
- Phong vương cho con, cử tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt, xây cung điện, đúc tiền, quy định hình phạt...
1.3 Tình hình nước ta thời Tiền Lê.
Hoàn cảnh:
- 979, Đinh Tiên Hoàng bị giết - Nội bộ nhà Đinh lục đục.
- Nhà Tống lăm le xâm lược
- Lê Hoàn được suy tôn làm vua để chỉ huy kháng chiến, lập nên nhà Lê.
* Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn:
- Diễn biến:
+ Đầu 981 quân Tống theo 2 đường thuỷ bộ tiến đánh nước ta.
+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh địch quyết liệt.
- Kết quả: Giặc thất bại phải rút về nước.
- Ý nghĩa:
+ Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân đan ta.
+ Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt
2. Tình hình kinh tế và văn hóa nước ta dưới thời Ngô - Đinh- Tiền Lê.
2.1: Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
* Nông nghiệp:
- Quyền sở hữu thuộc về làng xã,chia nhau cày cấy nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho vua
- Khuyến khích sản xuất khai hoang đào vét kênh mương.
- Chú trọng thuỷ lợi.
- Nghề trồng dâu tằm cũng được khuyến khích.
=> Ý nghĩa: Nên Sản xuất nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
* Thủ công nghiệp:
- Lập nhiều xưởng sản xuất: từ thời đinh đã có xưởng đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo... xây cung điện, chùa chiền.
- Nghề thủ công cổ truyền phát triển như dệt lụa, làm gốm.
* Thương nghiệp:
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
- Đúc tiền đồng.
- Buôn bán với nước ngoài. (Tống) ở vùng biên giới.
2.2 Đời sống xã hội , văn hoá thế kỉ X.
* Tổ chức xã hội:
- Chia làm 3 tầng lớp:
+ Tầng lớp thống trị gồm vua, quan và một số nhà sư.
+ Bị tri: Nông dân tự do cày ruộng công làng xã.
+ Tầng lớp cuối cùng là nô tì
- Sơ đồ:
* Văn hoá:
- GD chưa phát triển, nho học chưa tạo được ảnh hưởng.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, Chùa chiền xây dựng nhiều.
- Nhà sư được nhân dân quý trọng.
- Các loại hình văn hoá dân gian khá phát triển (như ca hát nhảy múa đua thuyền...)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Câu 1: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã có công lao như thế nào trong lịch sử dân tộc ?
- Ngô Quyền là người có công lao chấn dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc. Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp loạn 12 sứ quân duy trì nền độc lập tự chủ của dân tộc. Lê Hoàn có công lao kháng chiến chống Tống bảo về vững chắc nền độc lập của dân tộc.
Câu 2 : Hãy nối những nhân vật ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải sao cho phù hợp.
- Nối : 1 – b ; 2 – a ; 3 – d .
Câu 3: Tình hình nước ta trong thế kỉ X có gì khác biệt so với thời Bắc thuộc ?
- Đất nước độc lập tự chủ, các ngành kinh tế như : nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển. Xã hội ổn định đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 4 : Tại sao nói thế kỉ X là thế kỉ mở đầu của chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam ?
- Trước thế kỉ X đất nước ta luôn chịu sự áp bức thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, đến thế kỉ X đát nước ta mới dành được độc lập tự chủ và bắt đầu xây dựng nhà nước phong kiến độc lập qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
- GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
Câu 1: Nếu đóng vai là ĐTH, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư không? Vì sao?
- Vẫn đồng ý chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư. Vì:
+ Địa hình ở đây núi non hiểm trở, dễ tấn công khó phòng thủ, núi trong sông, sông trong núi.
+ Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện.
+Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả...=> Phong thủy hài hòa.
Câu 2: Dựa vào lược đồ, đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về di tích thờ vua ở Ninh Bình.
Cách Hà Nội gần 100km, Hoa Lư Ninh Bình không chỉ được biết đến là cố đô với nhiều di tích lịch sử có giá trị mà còn là điểm đến với nhiều thắng cảnh hấp dẫn chờ đón bạn khám phá. Đặc biệt nhất, tại đây vẫn còn hai di tích là đền vua Đinh và đền vua Lê. Đây là hai di tích được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đá vô cùng kì công và đặc sắc. Đền thờ Vua Đinh thuộc làng Yên Thượng, xã Trường Yên được tọa lạc trên khuôn viên với diện tích khoảng 5ha, lấy núi Mã Yên làm án, đền quay hướng Đông. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có ba toà: Bái đường, Thiêu hương và Chính Cung. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ XVII-XIX. Đền vua Lê nằm cách đền vua Đinh 50m cũng cùng chung cấu trúc như thế. Cách đền vua Lê 200 m, là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16 m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật. Cố đô Hoa Lư được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2012.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
HS:
- Tìm hiểu về Làng cổ Đường Lâm, khu di tích Đền thờ Ngô Quyền.
- Tìm hiểu về lịch sử cố đô Hoa Lư
4. Hướng dẫn về nhà
a. Học bài, trả lời câu hỏi Sgk.
b. Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 16- Sự hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Lí, Trần, Hồ (Thế kỉ X đầu thế kỉ XV).

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.