Giáo án VNEN bài Châu Âu thời sơ – trung kì trung đại

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Châu Âu thời sơ – trung kì trung đại. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 11 - Tiết 5,6,7:
CHÂU ÂU THỜI SƠ – TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được quá trình hình thành chế đô phong kiến ở châu Âu.
- Trình bày được những đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ phong kiến châu Âu.
- Nêu được nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại và đánh giá được vai trò của sự xuất hiện các thành thị trung đại.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử trên lược đồ, kĩ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
3. Thái độ:
- Có ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực chung: Biết phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Năng lực chuyên biệt: Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên lược đồ.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
+ Những đặc trưng của lãnh địa phong kiến châu Âu.
+ Sự xuất hiện các thành thị ở châu Âu thời trung đại.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: vấn đáp thuyết trình trực quan, nhóm
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị bản đồ Tây Âu thế kỉ I- V, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
Khởi động:
? Quan sát các hình ảnh hãy và nêu những hiểu biết của em về châu Âu thời phong kiến? (Hình 1,2).
+ GV tổ chức HS hoạt đông cá nhân.
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
Vào cuối thế kỷ thứ V, trước sự tan rã của các quốc gia cổ đại Phương Tây, hàng loạt các vương quốc mới được hình thành ở châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý... Để hiểu được sự hình thành XHPK châu Âu, đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến, sự ra đời, hoạt động của thành thị trung đại, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 11: Châu Âu thời sơ – trung kì trung đại..
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
GV: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân.
? Xác định trên lược đồ lãnh thổ đế quốc Rô-ma
? Hãy cho biết người Giéc-man đã làm gì khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma.
- Các quốc gia cổ đại Phương Tây tồn tại đến thế kỉ V bị suy yếu các bộ tộc người Giéc-man từ phía Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt đế chế Rô Ma, Hi Lạp
+ Ăng-glô Xắc-xông ->Anh
+ Phơ-răng ->Pháp
+ Tây-gốt ->Tây Ban Nha
+ Đông-gốt ->I-ta-li-a...
- Họ chiếm ruộng đất, chia ruộng đất, phong tước vị cho những người có công.
? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành XHPK châu Âu?
- Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ.
- Các giai cấp mới xuất hiện (lãnh chúa và nông nô)
- GV: tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
? Trình bày quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu theo sơ đồ hình 4.
- HS: thảo luận và trả lời, các nhóm bổ sung,
GV: nhận xét và chốt ý.
- Khoảng cuối thế kỉ V, đế quốc Rô-ma suy yếu, người Giec-man đã tràn xuống chiếm Rô-ma, họ lập ra các vương quốc mới, chia ruộng đất chiếm đoạt được và phong tước cho những người có công, cùng với việc tiếp thu Ki-tô giáo đã làm xã hội châu Âu phân hóa thành hai giai cấp tầng lớp: Lãnh chúa và nông nô hình thành xã hội phong kiến châu Âu.
Hoạt động 2: Những đặc trưng của lãnh địa phong kiến châu Âu.
GV: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân.
? Lãnh địa PK là gì ? Do ai cai quản ?
? Nêu tên những công trình xây dựng chủ yếu trong lãnh địa?
Công trình xây dựng chủ yếu trong lãnh địa là: các pháo đài kiên cố, có hào sâu tường cao bao quanh, nhà kho, nhà thờ, dinh thự, chuồng trại... xung quanh gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, rừng khu ở của nông nô...
- Cho HS quan sát hình 1 – T82, hình 5,7 – T85.
? Miêu tả những hoạt động sản xuất của nông nô trong lãnh địa. Hoạt động kinh tế chủ đạo trong lãnh địa là ngành kinh tế nào?
Hoạt động sản xuất của nông nô:
+ Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô thuế với mức tô thuế rất cao lên tới 1/2 số sản phẩm thu được
+ Ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác: thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản, ...
+ Sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra
+ Vừa làm ruộng vừa làm thêm một nghề thủ công nào đó
- Hoạt động kinh tế chủ yếu trong lãnh địa là ngành kinh tế nông nghiệp.
- Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa: Mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa, đời sống của nông nô gắn chặt vào Lãnh chúa.
? Nêu những suy nghĩ của em về đời sống của lãnh chúa trong lãnh địa?
- Đời sống của lãnh chúa: xa hoa, đầy đủ, nhàn hạ chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng luôn đàn áp, tàn nhẫn đối với nông nô, hưởng lợi trên thành quả lao động của những người nô lệ, nông dân nhỏ bé
- Cho HS quan sát hình 6,8,9.
Hoạt động 3: Sự xuất hiện các thành thị ở châu Âu thời trung đại.
Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh trong SGK-86, 87
GV cho HS hoạt động nhóm:
? Trình bày nguyên nhân dẫn đến các thành thị trung đại ở châu Âu.
? Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với lãnh
? Cho biết sự xuất hiện các thành thị có vai trò như thế nào?
HS: thảo luận và trả lời, các nhóm bổ sung, GV nhận xét và chốt ý.
GV: cho HS quan sát hình 2 - T82, hình 10,11 – T87 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm Tây Âu tiêu diệt các quốc gia cổ đại lập ra nhiều quốc gia mới.
- Tướng lĩnh, quý tộc được chia ruộng đất, phong tước vị-> lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ, nông dân-> nông nô (lệ thuộc lãnh chúa).
=> Xã hội phong kiến châu Âu hình thành.
2. Những đặc trưng của lãnh địa phong kiến châu Âu.
- Là những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt, biến thành khu đất riêng do lãnh chúa cai quản.
- Nông nô trong lãnh địa thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô thuế. Họ tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ mình làm ra.
- Kinh tế : nông nghiệp
+ Tự cấp tự túc
+ Quan hệ sản xuất : Nông nô >< lãnh địa.
- Đời sống trong lãnh địa :
+ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa
+ Nông nô chịu nhiều thứ thuế => nghèo đói.
3. Sự xuất hiện các thành thị ở châu Âu thời trung đại.
- Nguyên nhân: Từ khoảng cuối thế kỉ XI, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều -> nhu cầu trao đổi, tập trung buôn bán phát triển -> thành thị trung đại xuất hiện.
- Tổ chức thành thị:
+ Cư dân chủ yếu: Thợ thủ công, thương nhân
+ Nhiều cơ sở sản xuất, buôn bán…
=> Sự xuất hiện các thành thị có vai trò húc đẩy xã hội phong kiến châu Âu phát triển.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Câu 1 : Lập bảng theo mẫu và điền những nội dung phù hợp.
Nội dung Lãnh địa Thành thị
Thời gian xuất hiện Khoảng cuối thế kỉ V Khoảng cuối thế kỉ XI
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Sản xuất, buôn bán trao đổi hàng hóa.
Thành phần cư dân chủ yếu Lãnh chúa, nông nô Thợ thủ công, thương nhân
Câu 2: Em có nhận xét gì về thân phận người nông nô trong lãnh địa?
- Họ phải lao động khổ cực, bị bóc lột nặng nề về tô thuế.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
- HS hoạt động nhóm trao đổi, chia sẻ thông tin đã tìm hiểu.
Câu 1: Hãy cho biết các vương quốc do người Giéc-man lập nên ở châu Âu tương ứng với quốc gia nào hiện nay?
+ Ăng-glô Xắc-xông =>Anh
+ Phơ-răng =>Pháp
+ Tây-gốt =>Tây Ban Nha
+ Đông-gốt =>I-ta-li-a...
Câu 2: Hãy đóng vai người nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa, mô tả lại công việc và cuộc sống của mình.
* Lãnh chúa:
Với cương vị là lãnh chúa đứng đầu vương quốc Phơ răng hùng mạnh, ta luôn muốn hướng tới xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Bằng cách mở ra các cuộc chinh chiến, chiến tranh với những lãnh chúa gần xa, ta đã thu về rất nhiều chiến lợi phẩm đất đai, và nô lệ. Ta xây dựng nên những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Trong pháo đài có dinh thự, nhà kho, chuồng trại, ... Ở xung quanh lại có đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, khu ở của nông nô,... Ta cho nông nô thuê ruộng đất của ta để cày cấy và chúng phải nộp tô thuế cho ta. Ngoài ra, ta còn bắt bọn cúng nộp cho ta 1/2 số tài sản của chúng và nhiều thứ thuế khác. Ta không cần biết những thứ thuế đó vô lí tới mức nào, ta chỉ cần biết ta rất giàu có. Hàng ngày, ta luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc ở trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, mặc kệ bọn nông nô làm việc. Chúng chỉ là những kẻ bần tiện phải cống hiến hết mình vì ta, đấy chính là nghĩa vụ của chúng.
* Nông nô:
Sống dưới thời trị vì của lãnh chúa độc ác, cuộc sống của chúng tôi rơi vào cảnh bần cùng khốn khổ. Chúng tôi bị phụ thuộc hoàn toàn vào những lãnh chúa tham lam độc ác ấy. Ngày ngày, chúng tôi làm việc cực nhọc từ sáng đến trưa trên đồng ruộng trong khi phía trong lâu đài nguy nga kia là tiếng đàn, tiếng hát ca múa nhạc của bọn địa chủ. Làm việc bất kể nắng mưa, ấy thế chúng tôi vẫn chẳng thể có cuộc sống ấm lo bởi làm ra bao nhiêu chúng tôi phải nộp một nửa sản lượng cho lãnh chúa. Những con người thấp cổ bé họng như chúng tôi chẳng thể phản bác được những vô lí trong việc áp đặt thuế vô căn cứ của bọn lãnh chúa. Nào là thuế sắt, thuế tài sản, thuế cưới xin,... toàn những thứ thuế vô lí nhất đè lên đầu chúng tôi. Ngoài làm nông, chúng tôi còn làm thêm nhiều công việc khác nữa mới may chăng đủ ăn. Cuộc sống khốn khổ bần cùng vô cùng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
4. Hướng dẫn về nhà
a. Học bài cũ:
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 12- Châu Âu thời kì trung đại

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.