Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..
TIẾT 27 - BÀI 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
THỜI TRẦN
I - SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết: Tình hình kinh tế và xã hội sau chiến tranh
- HS hiểu:
+ Một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) của nước ta sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên -Mông.
+ Tình hình xã hội có sự phân hóa mạnh mẽ.
2.Kĩ năng:
a.Rèn kĩ năng: nhận xét, so sánh.
b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,thái độ
- Bồi dưỡng cho HS lòng quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, nhớ ơn tổ tiên
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bảng phụ,tranh ảnh đồ gốm thời Trần
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV: Ba lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta chúng đã tàn phá nặng nề nền kinh tế, xóm làng Đại Việt. Ngay sau khi kháng chiến thắng lợi, nhà Trần bắt tay ngay vào công cuộc khô phục kinh tế, ổn định tình hình xã hội. Vậy nhà Trần đã làm gì để khắc phục hậu quả chiến tranh . Hôm nay cô cùng các em học bài 15
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: + Một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) của nước ta sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên -Mông.
+ Tình hình xã hội có sự phân hóa mạnh mẽ.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(20’): Tìm hiểu tình hình kinh tế sau chiến tranh
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện chính sách gì để phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp?
GV:giảng: Nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp phục hồi và phát triển .
+ Công cuộc khai hoang mở rộng; vua Trần lấy ruộng bỏ hoang, làng xã phong cho người có công.
+ Nhà Trần bán ruộng công cho dân làm ruộng tư đại chủ ngày càng đông.
H: So với thời Lý, ruộng tư ở thời Trần có gì khác?
GV chốt: Có nhiều hình thức: Ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý tộc
GV: Giải thích: Điền trang, thái ấp.
H: Tại sao dưới thời Trần ruộng tư lại phát triển mạnh?
GV giảng: Do chính sách khuyến khích khai hoang, nhà nước quan tâm cấp đất. Tuy vậy ruộng công vẫn là chủ yếu.
H: Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh?
H: Dựa vào SGK em hãy cho biết tình hình sản xuất thủ công nghiệp thời Trần sau chiến tranh như thế nào?
H: Những biểu hiện nào chứng tỏ thủ công nghiệp thời Trần rất phát triển?
GV: Giảng, nêu dẫn chứng minh họa.
+ GV: Cho HS quan sát H.35, 36 SGK (SGK – T69).
H: Quan sát hình vẽ trên em có nhận xét gì trình độ kĩ thuật làm đồ gốm của thời Trần? So với thời Lý có gì tiến bộ?
H: Em hãy cho biết tình hình thương nghiệp thời Trần?
H: Qua tìm hiểu em thấy thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có điểm gì mới?
GV: Nhấn mạnh điểm mới:
+ Chuyển ý sang mục 2.
Hoạt động 2(10’): tìm hiểu tình hình xã hội
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Em hãy cho biết ở thời Lý trong xã hội có những tầng lớp nào?
H: So sánh với thời Lý em thấy có gì khác?
GV chốt:Các tầng lớp xã hội như nhau nhưng mức độ tài sản và cách thức bóc lột khác nhau.
- Xã hội thời Trần phân hóa sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng đông, nông nô, nô tì ngày càng nhiều
GV: Sử dụng bản đồ: Nhấn mạnh các tầng lớp trong xã hội.
+ Nêu rõ ở thời Trần có tầng lớp: Nông dân dân mới xuất hiện.
H: Vì sao có sự xuất hiện của nông dân tá điền?
GVchốt:
Sơ kết bài học: Như vậy kinh tế sau chiến tranh đã được phục hồi và phát triển. Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc
Trả lới:
+ Chính sách khuyến khích sản xuất
+ Mở rộng diện tích trồng trọt
- Ruộng tư có nhiều hình thức: ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý tộc
- Do chính sách khuyến khích khai hoang
- Nhà nước quan tâm cấp đất
- Ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước
Trả lới: Nghề dệt, nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề đóng tầu, chế tạo vũ khí
+ Đóng được thuyền lớn đi biển trên 2 lớp: Lớp dưới có 20 người 25 người chèo. Lớp trên dành cho người đánh cá hoặc chiến sĩ.
+ Chế tạo được các loại súng lớn.
Nhận xét: trình độ kĩ thuật thời Trần tinh xảo hơn
- Sự ra đời của các làng, phường nghề xuất hiện 1 số thương nhân (hội buôn bán) có ý nghĩa lớn.
Trả lới:
+ Vua
+ Vương hầu quý tộc
+ Địa chủ quan lại
+ Thợ thủ công và thương nghiệp
+ Nông dân tá điền
+ Nông nô và nô tì
+ Các tầng lớp xã hội như nhau nhưng mức độ tài sản và cách thức bóc lột có khác
Trả lới: Phân hóa sâu sắc hơn: địa chủ ngày càng đông, nông nô và nô tì ngày càng nhiều
- Hs lắng nghe
Do mất mùa, đói kém nông dân phải bán ruộng đất cày cấy ruộng của địa chủ, nộp tô Nông dân tá điền.
1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh
a) Nông nghiệp:
- Được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
- Ruộng tư: Phát triển nhanh: điền trang, thải ấp, ruộng tư, địa chủ, nông dân.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước.
b. Thủ công nghiệp.
- Rất phát triển:
+ Thủ công do nhà nước quản lý được mở rộng, có nhiều ngành nghề, các sản phẩm làm ra nhiều, trình độ kĩ thuật ngày càng cao.
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển.
+ Hình thành làng nghề, phường nghề ở Thăng Long.
c. Thương nghiệp: Phát triển.
- Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi.
- Thăng Long là một đô thị sầm uất, một trung tâm kinh tế.
- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
1. Tình hình xã hội sau chiến tranh.
- Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc:
Vua- vương hầu-quý tộc
Quan lại
Địa chủ
Thợ thủ công
Thương nhân
Nông dân
Tá điền
Nông nô
Nô tì
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nông nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là
A. quý tộc tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
B. đất nước hòa bình.
C. Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.
D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm.
PA: C
2. Trong nghề nông thời Trần, bộ phận ruộng đất đem lại nguồn thu nhập chính cho nhà nước là
A. ruộng đất của địa chủ. B. ruộng đất điền trang.
C. ruộng đất tư của nông dân. D. ruộng đất công làng xó.
102.SU715H. Điền trang là
A. ruộng đất của địa chủ.
B. ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do chiêu tập dân nghèo khai hoang .
C. ruộng đất của nông dân tự do.
D. ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do nhà vua ban tặng.
PA: B
3. Thái ấp là
A. bộ phận đất đai nhà vua phong cho quý tộc, vương hầu.
B. ruộng đất của quý tộc, vương hầu có được do chiêu tập dân nghèo khai hoang .
C. ruộng đất của nông dân tự do.
D. ruộng đất của địa chủ.
PA: A
1404. SU715H. Tầng lớp bị trị đông đảo nhất thời Trần là
A. nô tài . B. thợ thủ công.
C. nông dân cày ruộng . D. Nông dân tự do.
PA: C
5 . Bộ máy nhà nước thời Trần là
A. nhà nước dân chủ cộng hòa. B. nhà nước dân chủ chủ nô.
C. nhà nước quân chủ lập hiến. D. nhà nước quân chủ quý tộc.
PA: D
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ lại sơ đồ bộ máy chính trị
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài tiếp theo
Tìm hiểu phần II :
+ Đời sống văn hoá dưới thời Trần
+Văn học thời Trần
+Giáo dục và khoa học kĩ thuật
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc