Giáo án lịch sử 7: Bài Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn………………………… Ngày dạy……………………………
CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ
(THẾ KỈ XI - XII)
TIẾT 14 - BÀI 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết: +Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long: nguyên nhân,ý nghĩa
+ Miêu tả những nét chính của bức tranh về kinh tế,xã hội,văn hoá ,giáo dục thời Lý
-HS hiểu: Tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quân đội, bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sác đối nội ,đối ngoại của nhà Lý
- HS vận dụng: Kể về một số nhân vật lịch sử và công trình kiến trúc tiêu biểu
2.Kĩ năng:
a.Rèn kĩ năng: lập bảng biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.
b.Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn
3.Tư tưởng,thái độ
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
- HS có ý thức chấp hành Pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc .
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bản đồ Việt Nam.
- Bảng phụ
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình kinh tế nước ta thời Đinh - Tiền Lê như thế nào?
- Tại sao ở thời Đinh-Tiền Lê các nhà sư được trọng dụng?
3.Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vào đầu thế kỉ XI,nội bộ nhà tiền Lê lục đục ,vua Lê không cai quản được đất nước.Trong bối cảnh đó nhà Lý dược thành lập và đất nước ta đã có những thay đổi như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - HS biết: +Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long: nguyên nhân,ý nghĩa
+ Miêu tả những nét chính của bức tranh về kinh tế,xã hội,văn hoá ,giáo dục thời Lý
-HS hiểu: Tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quân đội, bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sác đối nội ,đối ngoại của nhà Lý
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(15’) Tìm hiểu sự thành lập nhà Lý, tổ chức chính quyền thời Lý
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GV :trình bày tình hình triều Lê sau khi Lê Hoàn mất -10-/ 1005  1009:
H: Sau khi Lê Long Đĩnh qua đời ai được suy tôn làm vua?
H: Vì sao Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua?
GV: Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK giới thiệu về Lý Công Uẩn?
H: Sau khi lên ngôi vua Lý công Uẩn đã làm gì ?
GV: Sử dụng bản đồ chỉ 2 vùng đất Hoa Lư và Thăng Long
H: Vì sao Lý Công Uẩn quyết định
dời đô về Thăng Long?
GV: Phân tích cho HS thấy rõ lợi thế của Thăng Long so với Hoa Lư.Lý do dời đô được Lý Công Uẩn chỉ ra rất rõ trong chiếu dời đô
Gọi 1 HS đọc phần in nghiêng trích : “ Chiếu dời đô”
H: Việc dời đô về Thăng Long nói nên ý nguyện gì của cha ông ta?

GV: Giảng tiếp: Sử dụng sơ đồ “Kinh thành Thăng Long” thời Lý.
+ Giới thiệu khái quát về thành Thăng Long.
GV: Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK
GV:Năm 1054, Nhà Lý đổi tên nước Đại Việt, Xây dựng và củng cố chính quyền ở trung ương và địa phương.
GV sử dụng: Sơ đồ bộ máy nhà nứơc thời Lý.
Trình bày các tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý.
H: Nhìn vào sơ đồ em hãy cho biết bộ máy cơ quan ở trung ương và địa phương thời Lý được tổ chức như thế nào?
GV: Nhấn mạnh: Chính quyền mà nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ. Song khoảng cách giữa Vua với dân chưa xa lắm. Nhà Lý luôn quan tâm đến đời sông nhân dân, coi dân là gốc.
GV chuyển ý : Để ổn định tình hình chính trị-xã hội trong cả nước và bảo vệ nền độc lập tự chủ,nhà Lý đã ban hành luật pháp và xây dựng quân đội
Hoạt động 2(15’) Tìm hiểu những nét chính về luật pháp và quân đội thời Lý
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GV: Thời Ngô,Đinh,Tiền Lê,nước ta chưa có một hệ thống pháp luật .Để răn đe,vua Đinh chỉ đặt ra các hình phạt tàn khốc.Nhà Lý đã ban hành bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta.
H: Bộ luật thành văn được ban hành dưới triều Lý là gì?
GV: Giới thiệu một số điều luật trong bộ “Hình Thư”.
“ Lính bảo vệ cung và sau này cả họan quan không tự tiện vào cung cấm. Nếu ai vào sẽ bị tội chết.Người canh giữ không cẩn thận để người khác vào bị tội chết.Cấm dân không được bán con trai, quan lạikhông được giấu con trai. Những người cầm cố ruộng đất sau 20 năm, được chuộc lại. Trả lại ruộng cho những người đã bỏ không cày cấy. Những người trộm trâu bò bị xử nặng, những người biết mà không báo cũng bị xử nặng..

H: Mục đích của việc ban hành bộ luật Hình thư?
GV: Mặc dù luật pháp còn mang nặng tính đẳng cấp nhưng đã thể hiện một bước tiến mới trong việc trị nước,thể hiện ý thức xây dựng đất nước,coi trọng phát triển nông nghiệp.
H: Quân đội nhà nước gồm mấy bộ phận?
GV: Nêu rõ cách tổ chức quân đội thời Lý.

H: Em có nhận xét gì về cách tổ chức quân đội thời Lý?
H: Nhà Lý đã thi hành chính sách đặc biệt nào? Em hiểu gí về chính sách đó?
H: Tác dụng của chính sách này là gì?
GV chốt:
GV: Để góp phần củng cố nền thống nhất quốc gia nên ngay từ khi mới lên ngôi,Lý Công Uẩn đã rất chú trọng việc củng cố khối đoàn kết dân tộc
H: Để bảo vệ khối đoàn kết dân tộc ,nhà Lý đã thi hành chủ trương gì?
H: Nhà Lý đã thi hành chính sách gì với các nước láng giềng?
H: Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý?
GV: Các chủ trương, của nhà Lý vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.
Những biện pháp trên đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của Đại Việt dưới thời Lý,tạo nội lực để đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống

-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

- HS trình bày theo SGK
- HS trình bày hiểu biết cá nhân

- HS trình bày theo SGK

- HS trình bày hiểu biết cá nhân
- Địa thế thuận lợi và là nơi tụ họp của bốn phương
- Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc

-HS phân tích,đánh giá
Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.
Thời Lý,kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh

- HS đọc phần in nghiêng trong SGK

-HS quan sát,nhận xét

-Quan sát,nhận xét

Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử.

-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

- HS trình bày theo SGK

-HS trình bày ý kiến cá nhân
bộ “Hình Thư”.

- HS trình bày theo SGK

- HS nhận xét,đánh giá

- HS trình bày ý kiến cá nhân
Quân đội gồm có cấm quân và quân địa phương.
Nhà Lý thi hành chính sách “ Ngụ binh ư nông”

- HS phân tích,đánh giá
Tổ chức chặt chẽ, quy củ
- HS trình bày theo SGK

- HS nhận xét,đánh giá
Vừa đảm bảo lực lượng chiến đấu,vừa phát triển sản xuất

- HS trả lời

- Giữ quan hệ với TQ và Champa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc
- Các chủ trương chính sách của nhà Lý vừa mềm dẻo vừa kiên quyết

1. Sự thành lập nhà Lý.

- 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
Nhà Lý thành lập.

-1010: Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), Đổi tên là Thăng Long.

- Năm 1054, Nhà Lý đổi tên nước Đại Việt.
- Xây dựng cơ quan ở trung ương và địa phương.

2. Luật pháp và Quân đội.
*Luật pháp

- Năm 1042: Ban hành bộ Hình Thư.

* Quân đội :gồm 2 bộ phận:
+ Cấm Quân.
+ Quân địa phương

- Nhà Lý thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”.

* Chính sách đối nội,đối ngoại

- Củng cố khối đoàn kết dân tộc
- Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.

- Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
A) Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B) Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C) Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D)Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
2. Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A) Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B) Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C) Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.
D)Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
3. Nhà Lý đã làm nhiều việc để củng cố quốc gia thống nhất:
A. Tiến hành lễ cày tịch điền; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.
B. Ban hành bộ luật Gia Long; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền úi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống.
C. Ban hành bộ luật Hình thư; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.
D. Ban hành bộ luật Hồng Đức; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.
4. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý năm nào? niên hiệu? Quyết định dời đô về đâu?
A) Cuối năm 1009, niên hiệu Thiên phúc, dời đô về Đại La.
B)Cuối 1009, niên hiệu Thuận Thiên, dời đô về Đại la.
C) Đầu 1010, niên hiệu Thái Bình, dời đô về Cổ Loa.
D) Cuối năm 1010, niên hiệu Thiên Phúc, dời đô về Thăng Long.
PA:B
5. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A) Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B) Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C) Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D) Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
PA:D
6. Cấm quân là
A. quân phòng vệ biên giới. B. quân phòng vệ các lộ.
C. quân phòng vệ các phủ.
D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.
7. Quân địa phương gồm những loại quân nào?
A)Lộ quân, sương quân, dân binh. B) Lộ quân, trung quân, dân binh.
C) Sương quân, dân binh. D) Lộ quân, sương quân, trung quân.
8. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?
A) Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình.
B)Củng cố khối đoàn kết dân tộc, củng cố nền thống nhất quốc gia, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C) Với tay nắm các vùng dân tộc ít người.
D) Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm.
9. Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?
A) Hòa hảo thân thiện. B) Đoàn kết tránh xung đột
C)Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D) Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
a. Điền các sự kiện lịch sử vào chỗ .............sao cho chính xác :
1009..........................................................

1042..............................................................

1054.................................................
b. Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lý.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh về trang phục của Vua quan nhà Lý .
Chuẩn bị bài mới: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống”
+ Âm mưu xâm lược của nhà Tống
+ Nhà Lý đã chuẩn bị chống giặc như thế nào?

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.