Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..
TIẾT 64 - BÀI 29: ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ VI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Thông qua việc hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi của bài ôn tập để khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V và VI
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK khi ôn tập và trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng trình bày, hệ thống, phân tích, so sánh một số sự kiện qua trình lịch sử; Bước đầu rút ra kết luận, nhận xét .
3.Tư tưởng,thái độ
- Giáo dục HS lòng yêu lao động cần cù, sáng tạo góp phần xây dựng đât nước. Tinh thần bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm, chống áp bức, bóc lột của các thế lực PK.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Lược đồ phong trào Tây Sơn,lược đồ các đơn vị hành chính thời Nguyễn
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Khởi động
GV: Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu TK XIX ,đất nước ta đã trải qua nhiều bước thăng trầm và những biến chuyển quan trọng về chính trị,kinh tế,văn hoá và Khoa học-kĩ thuật.Chúng ta cùng ôn tập lại những vấn đề đó.
2. Hình thành kiến thức: Ôn tập
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1(7’):Tìm hiểu sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
H: Em hãy nêu những biểu hiện của sự suy yếu của nhà nước PK tập quyền ?
H: Những cuộc chiến tranh phong kiến nào đã diễn ra?
H : Cuộc xung đột Nam – Bắc triều diễn ra vào lúc nào? Hậu quả ra sao?
H: Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian bao lâu ?
H : Em có nhận xét gì về tính chất của 2 cuộc chiến tranh ?
HS : Chiến tranh phi nghĩa
H : Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến ?
HS :Gây đau thương tổn hại cho dân tộc,phá vỡ khối đoàn kết ,thống nhất đất nước.
H: Tình hình chính trị,xã hội nước ta như thế nào ?
HS :đất nước bị chia cắt : Đàng Trong và đàng Ngoài.Đời sống nhân dân cực khổ
GV : Từ TK XVI, nhà nước PK tập quyền đã suy yếu.
H : Ai là người có công thống nhất đất nước ?
Hoạt động 2 (12’)Tìm hiểu Quang Trung thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia.
H: Nêu những thắng lợi cơ bản của phong trào Tây Sơn ?
H : Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút ?Nêu ý nghĩa ?
H: Trình bày chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa ?
H: Phong trào nông dân Tây Sơn có gì giống và khác so với các phong trào nông dân khác ?
HS :- Giống : đều lật đổ chính quyền phong kiến thối nát
- Khác : Làm nhiệm vụ dân tộc,đánh đuổi giặc ngoại xâm
H: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm (1789), Quang Trung có cống hiến gì cho công cuộc xây dựng đất nước?
GV: Nhấn mạnh: Xây dựng CĐPK mới tiến bộ, thực hiện một chính sách cải cách tích cực, tạo cơ sở, điều kiện để phát triển Kinh tế, VH, GD, củng cố quốc phòng.
Hoạt động 3 (7’)Tìm hiểu Nhà Nguyễn lập lại CĐPK tập quyền.
H: Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn ánh đã làm gì để lập lại CĐPK tập quyền?
H: Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Nguyễn?
HS: Với những chính sách lỗi thời,lạc hậu,không phù hợp vớiyêu cầu lịch sử nên kinh tế,xã hội không có điều kiện phát triển
Hoạt động 4(7’) Tìm hiểu Tình hình kinh tế ,văn hoá
Thảo luận nhóm
GV chia lớp làm 3 nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (5’)
-Nhóm 1: tình hình nông nghiệp
-Nhóm 2: Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp
-Nhóm3: Văn học nghệ thuật,khoa học-kĩ thuật
-1 HS trình bày
-1 HS trình bày
1 HS trình bày
1 HS trình bày
1 HS nhận xét
1 HS trình bày
1 HS trình bày
1 HS trình bày
1 HS trình bày
1 HS trình bày
-2 HS so sánh
1 HS trình bày
1 HS trình bày
1 HS trình bày
1. Sự suy yếu của nhà nước PK tập quyền.
- Chiến tranh Nam – Bắc triều.
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
2. Quang Trung thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia.
- Lật đổ các tập đoàn PK Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Phục hồi kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng.
3. Nhà Nguyễn lập lại CĐPK tập quyền.
- 1802 Nguyễn ánh đặt niên hiệu Gia Long Nhà Nguyễn thành lập
+ Đặt kinh đô, quốc hiệu.
+ Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình, các địa phương.
4.Tình hình kinh tế ,văn hoá
Bảng thống kê tình hình kinh tế - văn hóa ở các thế kỉ XVI – Nửa đầu TK XIX
TT
Những điểm nổi bật
Thế Kỉ XVI - XVII Thế Kỉ XVIII Nửa đầu TK XIX
1
Nông Nghiệp - Đàng ngoài: Trì trệ, không phát triển.
- Đàng trong: Phát triển, đạt được thành tựu: Khai hoang , lập làng. - Vua Quang trung ban hành chiếu khuyến nông . - Các vua Nguyễn chú trọng khai hoang, lập ấp, lập đồn đìên.
- Việc sửa đắp đê không được quan tâm.
2 Thủ Công ngiệp - Xuất hiện làng thủ công. - Nghề thủ công được
phục hồi dần. - Xuất hiện nhiều xưởng, làng thủ công.
- Nghề khai thác mỏ được mở rộng
3
Thương Nghiệp - Xuất hiện nhiều chợ, phố xã, đô thị.
- Mở rộng buôn bán với nước ngoài. - Giảm thuế, mở cửa ải, thông thương chợ búa. - Nhiều thành thị, thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với người Phương Tây.
4
Văn Học Nghệ Thuật - Văn học – NT dân gian phát triển mạnh.
- Chữ Quốc Ngữ ra đời. - Ban hành chiếu lập học phát triển chữ Nôm. - Văn học chữ Nôm và dân gian phát triển rực rỡ. (Nguyễn Du …).
- NT sân khấu tuồng, chèo, tranh dân gian, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.
5
Khoa Học
Kĩ Thuật - Sử học, địa lý, y học, đạt nhiều thành tựu (Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Lê Hữu Trác).
- Kĩ thuật: Làm đồng hồ … Tiếp thu kĩ thuật máy móc của Phương Tây.
.Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo
Bài vừa học
Ôn lại các bài đã học trong chương V và VI
Làm bài tập trong vở bài tập
Chuẩn bị bài tiếp theo
Ôn tập các bài đã học chuẩn bị tiết làm bài tập lịch sử