Giáo án lịch sử 7: Bài Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 2

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn phần 2. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..

TIẾT 60 - BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
II-CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết được những nét chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- HS hiểu:Đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới thời Nguyễn là nguyên nhân đã đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy khắp nước.
- HS vận dụng:Đánh giá về các cuộc nổi dậy của nông dân.
2.Kĩ năng:
a.Rèn kĩ năng: Xác định trên lược đồ địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.
b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,thái độ
- HS hiểu được: Triều đại nào để cho dân đói khổ thì tất yếu sẽ có đấu tranh của nhân dân chống lại triều đại đó.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Lược đồ các cuộc nổi dậy của nông dân thời Nguyễn nửa đầu TK XIX
- Bảng phụ
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài củ
• Nhà Nguyễn đã thành lập và cũng cố nền thống trị như thế nào?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
H : Nhà Nguyễn đã thành lập và củng cố nền thống trị như thế nào?
GV: Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập nhưng chưa quan tâm thực sự đến đời sống nhân dân.Nhà Nguyễn đã xoá bỏ những chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn và ban hành những chính sách mới nhằm thiết chặt ách thống trị,duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ,lạc hậu,cô lập với thế giới bên ngoài.Những chính sách bảo thủ đó đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào và họ đã phản ứng ra sao cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - HS biết được những nét chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- HS hiểu:Đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới thời Nguyễn là nguyên nhân đã đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy khắp nước.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 (15’)tìm hiểu những nét chính về đời sống của nhân dân dưới triều Nguyễn

H: nhắc lại chính sách đối nội , đối ngoại của nhà Nguyễn

H: Dưới chế độ bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống nhân dân như thế nào?
H : Nguyên nhân nào khiến họ cực khổ như vậy?
GV: Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK
H: Quan đoạn trích trên em có nhận xét gì về chính quyền PK nhà Nguyễn?

H: Thái độ của nhân dân đối với chính quyền PK nhà Nguyễn như thế nào?
GV chốt + chuyển :
Hoạt động 2(20’): tìm hiểu những nét chính về các cuộc nổi dậy
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
GV: Sử dụng lược đồ
+ Chi trên bản đồ các cuộc khởi nghĩa.
+ GV giới thiệu ngắn gọn thủ lĩnh, nơi hoạt dộng các cuộc khởi nghĩa.
H: Nhìn trên lựơc đồ, em có nhận xét gì về địa bàn các cuộc đấu tranh của nhân dân?
H: Trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành?
H: Nguyên nhân nào khiến Phan Bá vành khởi nghĩa?

GV: Tường thuật cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
+ Nhấn mạnh: Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân điển hình nửa đầu TK XIX, dưới thời Nguyễn.
H: Nông Văn Vân là ai? Vì sao ông nổi dậy khởi nghĩa?
GV: Tường thuật cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
H: Em có nhận xét gì về khởi nghĩa của Nông Văn Vân?

H: Hãy cho biết vài nét về Lê văn Khôi?
GV: + Giải thích: Thổ hào là người có thế lực ở địa phương thời PK.
+ Tường thuật cuộc khởi nghĩa theo SGK.
H: Cho biết vài nét về Cao Bá Quát?
GV: Tường thuật cuộc khởi nghĩa.
GV: Nhấn mạnh: Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có sự tham gia tích cực của nhiều nho sĩ.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm bàn (5’)
Câu hỏi thảo luận:
? Các cuộc khởi nghĩa trên có gì giống và khác nhau?
GV: Đánh giá chốt đáp án đúng:

H: Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại?

Hỏi: Các cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ điều gì?

Hỏi: Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói hực trạng lúc bấy giờ như thế nào?
Hoạt động 1 (15’)tìm hiểu những nét chính về đời sống của nhân dân dưới triều Nguyễn
-HS tái hiện kiến thức đã học

-HS hoạt động cá nhân trả lời
+ Về đối nội : xoá bỏ hết các chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn và thay vào đó là các c/s phản động ( trả thù ....)
+ Về Đối ngoại : đối với các nước lớn , nước nhỏ , phương Tây
- Xã hội loạn lạc không còn kỷ cương phép nước.

-HS hoạt động cặp đôi trả lời

-HS nhận xét,đánh giá
HS: Quan lại từ trung ương  địa phương ra sức đục khoét, bóc lột nhân dân.
+ Xã hội loạn lạc, không còn kỉ cương phép nước.

HS: căm phẫn, oán ghét nên họ vùng dậy đấu tranh .

Hoạt động 2(20’): tìm hiểu những nét chính về các cuộc nổi dậy
-HS quan sát,lắng nghe
-HS nhận xét

-HS hoạt động cá nhân trả lời

HS: Quy mô rộng lớn khắp cả nước từ Bắc chía Nam.

-HS quan sát,lắng nghe
HS: Sớm bất bình với giai cấp thống trị. Năm 1821, nhân một nạ đói lớn ở Nam Định, Thái Bình  Ông đã kêu gọi khởi nghĩa.

-HS hoạt động cá nhân trả lời

-HS nhận xét,đánh giá
HS: Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của dân tộc thiểu số
-HS hoạt động cá nhân trả lời

-HS hoạt động cá nhân trả lời

-HS hoạt động nhóm bàn
-Đại diện nhóm trình bày
• Giống:
+ Mục tiêu: Chống lại CQPK nhà Nguyễn.
+ Kết quả: Đều thất bại.
• Khác nhau:
+ Tính chất:
- Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân.
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân là khởi nghĩa dân tộc ít người.
+ Địa bàn hoạt động:
- Khởi nghĩa Phan Bá Vành, Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi ở đồng bằng.
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở miền núi.
+ Người lãnh đạo:
- Phan Bá Vành: Nông dân.
- Cao Bá Quát: Nho sĩ.
- Nông Văn Vân: Tù trưởng DT Tày
- Lê Văn Khôi: Hào trưởng .
+ Thời gian: cách xa nhau.

HS: - Phong trào nông dân tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng rất phân tán, thiếu sự liên kết lực lượng.
- Triều Nguyễn đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa.
HS: Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống triều đình PK nhà Nguyễn.

HS: Cuộc sống của nhân dân ngày càng cực khổ
+ Mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc.
+ Chính quyền nhà Nguyễn sớm muộn mau chóng cũng bị sụp đổ.
=>Hình thành năng lực:Thực hành bộ môn
1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.

- Đời sống nhân dân cực khổ, nặng nề.

2. Các cuộc nổi dậy

a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827).
- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).
- Năm 1821: Khởi nghĩa bùng nổ.
- Năm 1827: Quân triều đình bao vây. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b. Nông Văn Vân (1833 - 1835).
- Địa bàn: Miền núi Việt Bắc.
- Năm 1835: Khởi nghĩa bị dập tắt.

c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835).
- 6/1833: Ông khởi binh ở Gia Định.
- 1834: Lê Văn Khôi qua đời con trai ông lên thay.
- 1835: Khởi nghĩa bị dập tắt.
d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856).
+ Năm 1855: Cao Bá Quát hi sinh.
+ Năm 1856: Khởi nghĩa bị dập tắt.

• ý nghĩa :
Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống triều đình PK nhà Nguyễn.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho chính xác về các cuộc nổi dậy của nông dân đầu thế kỉ XIX
A( Thời gian) Nối B(Sự kiện)
1.1821-1827

2.1833-1835

3.1833-1835

4.1854-1856

a.Khởi nghĩa Nông Văn Vân
b.Khởi nghĩa Phan Bá Vành

c.Khởi nghĩa Cao Bá Quát

d.Khởi nghĩa Lê Văn Khôi

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Các cuộc khởi nghĩa trên có gì giống và khác nhau?
* Giống: Mục tiêu chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Kết qủa: đều thất bại.
* Khác:
- Tính chất
Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân. Khởi nghĩa Nông Văn Vân là khởi nghĩa dân tộc ít người.
- Điạ bàn hoạt động
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá quát ở đồng bằng.
+ Khởi Nghĩa Nông Văn Vân ở miền núi
- Người lãnn đạo:
+ Phan Bá Vành: nông dân
+ Nông Văn Vân: dân tộc Tây.
+ Cao Bá Quát: nho sĩ.
Thời gian: cách xa nhau

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

4. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài tiếp theo
- Tìm hiểu bài 28 phần I. –Văn học,nghệ thuật
+ Những thành tựu trên lĩnh vưc văn học cuối TK XVIII –Nửa đầu TK XIX
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật nước ta

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.