Giáo án lịch sử 7: Bài Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..

TIẾT 40, 41, 42
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)

I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết: Những nét cơ bản về tình hình chính trị,quân sự,pháp luật thời Lê sơ
- HS hiểu: + Thời Lê sơ,nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững mạnh,quân đội hùng mạnh,có tổ chức chặt chẽ,được huấn luyện thường xuyên.
+ Pháp luật có những điều khoản tiến bộ,đã quan tâm,bảo vệ phần nào quyền lợi cho dân chúng.
- HS vận dụng: Liên hệ tình hình Việt Nam hiện nay.
2.Kĩ năngg:
a.Rèn kĩ năng: so sánh,đối chiếucác sự kiện lịch sử và biết rút ra kết luận
So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa
3.Tư tưởng,thái độ
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp: Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Máy chiếu
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình học
3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV :chiếu hình ảnh hội thề Đông Quan
GV: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh,mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước-thời Lê sơ ,như Nguyễn Trãi đã viết : “Xã tắc từ đây vững bền,giang sơn từ đây đổi mới”.Vậy tình hình nước Đại Việt thời Lê sơ như thế nào,cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: Những nét cơ bản về tình hình chính trị,quân sự,pháp luật thời Lê sơ
+ Thời Lê sơ,nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững mạnh,quân đội hùng mạnh,có tổ chức chặt chẽ,được huấn luyện thường xuyên.
+ Pháp luật có những điều khoản tiến bộ,đã quan tâm,bảo vệ phần nào quyền lợi cho dân chúng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1(15’)Tìm hiểu bộ máy chính quyền thời Lê sơ
H: Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước,lê Lợi đã làm gì?
*GV vận dụng kiến thức liên môn-kiến thức môn giáo dục công dân giúp HS thấy được cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ
GV : Chiếu sơ đồ trống.Yêu cầu HS thảo luận nhóm (5’)
H :Em hãy hoàn thiện sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ ?
GV :Nhận xét và chiếu sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh
- Giải thích rõ chức năng các bộ,các cơ quan chuyên môn.
- GV lưu ý: Thời Lê Thái Tổ chia thành 5 đạo ,đến thời Lê Thánh Tông đổi thành 13 đạo thừa tuyên
H: Thời vua Lê Thánh Tông, việc quản lý 13 đạo thừa tuyên có điểm gì mới?
GV:

H: Em hãy cho biết nhiệm vụ của mỗi ti?
*GV vận dụng kiến thức liên môn-kiến thức môn địa lý giúp HS thấy được vị trí của 13 đạo thừa tuyên
GV: Chiếu lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ: Giới thiệu, chỉ rõ vị trí 13 đạo thừa tuyên trên bản đồ.
H: Quan sát bản đồ và danh sách 13 đạo em thấy nước Đại Việt thời Lê sơ có gì khác với thời Trần?
GV: Sự mở rộng của đất nước là kết qủa của cuộc khai hoang cải tạo đất, đoàn kết
H: Quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ có gì khác với thời Trần?
GV

GV: Thời Lê sơ,nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững mạnh.Vậy quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào cô trò chúng ta cùng tìm hiểu phần 2
Hoạt động 2(10’)Tìm hiểu tổ chức quân đội thời Lê sơ
H: Dựa vào SGK em hãy cho biết quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?

H: Tổ chức quân đội thời Lê sơ có gì giống và khác so với thời Trần ?

GV: Vua Lê Thánh Tông rất coi trọng việc bảo vệ lãnh thổ.Gọi HS đọc phần chữ in nghiêng/ 69.
H: Qua đoạn trích trên em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước?

GV liên hệ văn kiện đại hội đảng XII
GV: Thời Lê sơ,nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững mạnh,quân đội hùng mạnh,có tổ chức chặt chẽ,được huấn luyện thường xuyên và luật pháp cũng được chú trọng
Hoạt động 3(10’)Tìm hiểu đặc điểm quân đội thời Lê sơ
GV: Các vua Lê rất chú ý đến xây dựng pháp luật. Vua Lờ Thỏnh Tụng núi “ Pháp luật là phép công của nhà nước, vua cùng quan đều phải theo” Vỡ vậy ụng đó cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi là quốc triều hỡnh luật, hay luật Hồng Đức. Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta
H : Nội dung chính của Luật Hồng Đức là gì?
GV: Nhấn mạnh các nội dung chính.
H: Theo em luật Hông Đức có điểm gì tiến bộ?
H:So sánh điểm giống và khác nhau giữa Luật Hồng Đức và luật Hình thư thời Lý,Quốc triều hình luật thời Trần?
GV liên hệ: Chỉ cú quản lớ nhà nước bằng pháp luật mới có thể điều tiết được mọi hoạt động của đất nước một cách chặt chẽ. Để đảm bảo được lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân. Đảng và nhà nước ta không ngừng sửa đổi nhưng điều khoàn chưa phù hợp, những lỗ hổng của luật pháp. Năm 2013, chúng ta đó tiến hành sửa đổi hiến Pháp năm 1992, bổ sung một số điều khoản cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Đây là một trong những cố gắng rất lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ, công bằng, văn minh

-HS hoạt động cá nhân trả lời

- HS làm việc hợp tác theo nhóm
-Đại diện nhóm trình bày

-HS quan sát và lắng nghe

- HS hoạt động cá nhân trả lời
Đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt hoạt động khác nhau.
- HS hoạt động cá nhân trả lời

-HS quan sát và lắng nghe

-So sánh và nhận xét
Nước Đại Việt thời Lê sơ được mở rộng hơn, chia nhỏ thành nhiều khu vực hành chính.

-HS hoạt động cặp đôi trả lời
-Các nhóm bổ sung
: -Quyền lực của nhà vua ngày càng củng cố cao hơn
- Đơn vị hành chính rõ ràng,quy củ hơn
- Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn.

- HS hoạt động cá nhân trả lời
Được tổ chức chặt chẽ,luyện tập võ nghệ hàng năm,có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
+ Đội quân thường trực nhà Lê từ 8 vạn đến thời Lê Thánh Tông tăng 16 vạn.
+ Nhà nước nắm độc quyền về xây dựng lực lượng vũ trang, sản xuất và sử dụng vũ khí: Cũng như thời Lý- Trần. Nhà Lê tiếp tục chính sách Ngụ Binh Ư Nông : Chia quân đội làm 5 phiên: 4 phiên làm ruộng, 1 phiên ở lại thường trực.
- Khác với thời Trần là không có quân của vương hầu, quý tộc. Vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội.
-HS hoạt động cặp đôi trả lời
-Các nhóm bổ sung

- HS hoạt động cá nhân trả lời
Quyết tâm bảo vệ đất nước, đề cao trách nhiệm của mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước. Đối với kẻ thù: vừa cương vừa nhu.Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta ở thời nào cũng vậy.

-1 HS trình bày theo SGK

- HS hoạt động cá nhân trả lời
-So sánh và nhận xét
Luật “Hồng Đức” là một bộ luật hoàn chỉnh có nội dung: Vừa bảo vệ quyền lơi của vua, quan, trật tự, an ninh xã hội vừa giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khuyến khích phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hình thành
năng lực cần hình thành:So sánh ,nhận xét 1.Tổ chức bộ máy chính quyền.
-Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế,khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt
-Xây dựng bộ máy nhà nước mới
* Trung ương:
+ Đứng đầu là vua
+Triều đình có 6 bộ: Lại, lễ, công, binh, hình, hộ.
+Các Cơ quan CM: Hàn Lâm Viện, Quốc Sử Viện, Ngự Sử Đài.
* Địa Phương:
+ Chia làm 13 đạo thừa tuyên
+Dưới đạo là phủ ,Châu ,Huyện, Xã.

 Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ.

2. Tổ chức quân đội:

- Có 2 bộ phận chính:
+ Quân triều đình.
+ Quân địa phương.

- Xây dựng theo chế độ Ngụ Binh Ư Nông.

- Quân lính được tập luyện võ nghệ, chiến trận.

- Là một đội quân hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện chu đáo.

3. Luật pháp:

- Ban hành: Luật Hồng Đức.

- Nội dung:
+ Bảo vệ quyền lợi của Vua, hoàng tộc.
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Bảo vệ người phụ nữ.
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

TIẾT 2
Hoạt động của Thầy Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1(18’)Tìm hiểu tình hình kinh tế thời Lê sơ
H: Sau chiến tranh tình hình đất nước ta như thế nào?
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

H: Đứng trước tình hình ấy nhà Lê sơ đã có biện pháp gì để phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp?
GV: Nhấn mạnh một số biện pháp nhằm phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà Lê sơ.
GVgiải thích : Chính sách quân điền.

H: Em có nhận xét gì về những biện pháp của nhà Lê sơ đối với sản xuất nông nghiệp?
GV: Phân tích và nhấn mạnh: Những biện pháp trên rất đúng đắn, có tác dụng khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất  Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
*Tích hợp với môn ngữ văn
GV: Đọc trích dẫn câu ca dao:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Lúa gạo đầy đồng trâu chẳng buồn ăn
GV: Chuyển ý sang mục b.
H: Theo em giữa nông nghiệp và thủ công ngiệp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
GV:
GV: ở thời Lê sơ sản xuất thủ công nghiệp có những bước tiến đáng kể t và phát triển mạnh.
H: Những biểu hiện nào chứng tỏ thủ công nghiệp thời Lê sơ phát triển mạnh?
GV: Nêu dẫn chứng minh họa.
Kênh hình

H: Trong các nghề thủ công truyền thống ở trên, nghề nào còn tồn tại đến ngày nay và đang được củng cố phát triển?
GV: Nghề gốm, dệt, đúc đồng, làm nón, đan mây, tre
H: Nhà Lê đã có biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước?

H: Hoạt động buôn bán với nước ngoài như thế nào?
H: Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lê sơ?
GV: Nhanh chóng phục hồi và phát triển.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (5’)
H: Tại sao nền kinh tế nước ta nhanh chóng phục hồi và phát triển mạnh?
GV chốt:

Hoạt động 2(17’): Tìm hiểu tình hình xã hội thời Lê sơ
GV: Sử dụng sơ đồ: Xã hội thời Lê.
H: Quan sát sơ đồ, qua tìm hiểu SGK em hãy cho biết xã hội thời Lê có những tầng lớp, giai cấp nào?
GV: Nhấn mạnh:
H: Quyền lợi, địa vị của các giai cấp, tầng lớp như thế nào?
H: So với thời Trần có gì giống và khác?
GV:

H: Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà Lê sơ?
GV:
GV Kết luận: Nhấn mạnh: Nhờ vậy mà nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt Lê sơ là một quốc gia cường thịnh nhất ở khu vực đông Nam á.

-HS hoạt động cá nhân trả lời
Đất nước vừa trãi qua nhiều năm chiến tranh, bị nhà Minh đô hộ, làn xóm điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang.
-HS hoạt động cá nhân trả lời
- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.
- Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ
-Đặt ra một số chức quan chuyên trách.

- Nhận xét và đánh giá
nhiều điểm tiến bộ, đảm bảo sự công bằng xã hội.

-HS hoạt động cá nhân trả lời

- HS quan sát và lắng nghe
Giao lưu trao đổi hàng hóa, nông nghiệp phát triển  nhiều ngành thủ công nghiệp phát triển.

-HS hoạt động cá nhân trả lời
- Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã : kéo tơ, dệt lụa…
- Các phường thủ công ở Thăng Long: Phường Nghi Tàm, Yên Thái…
- Các công xưởng Nhà nước quản lý(Cục bách tác) được quan tâm.
- Xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công.
- Các phường thủ công ra đời và phát triển mạnh.
- Xuất hiện các công xưởng mới.

-HS liên hệ các nghề thủ công truyền thống

- HS hoạt động cá nhân trả lời
Nhà vua khuyến khích lập chợ, ban hành điều lệ cụ thể (chợ mới không được trùng ngày với chợ cũ. Không tranh giành khách hàng).
- HS hoạt động cá nhân trả lời
-HS nhận xét,đánh giá

-HS làm việc hợp tác theo nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
Nhà nước có nhiều biện pháp tích cực . tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân ta.

-HS quan sát và trình
Bày
- HS hoạt động cá nhân trả lời
XH phân hóa thành 2 giai cấp chính: Địa chủ phong kiến và nông dân.
-HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời

+ Có 2 tầng lớp.
+ Khác: Tầng lớp nô tì giảm rồi bị xóa bỏ hẳn.

-HS nhận xét
Là một chủ trương tiến bộ, có quan tâm đến đời sống nhân dân, giảm bớt bất công

 Hình thành năng lực:So sánh ,nhận xét 1. Kinh tế.
a) Nông nghiệp:
* Hoàn cảnh:
- Nhiều khó khăn.

* Biện pháp:
- Cho 25 vạn quân về quê làm ruộng.
- Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê cũ.
- Ban hành chính sách quân điền.
- Đặt các chức quan trông coi sản xuất nông nghiệp như : Hà đê sứ...vv
- Chú trọng công tác thuỷ lợi ( đắp đê, đào sông) .
* Kết quả:
- Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Mùa màng tốt tươi.

b) Thủ Công Nghiệp
- Có những bước biến đổi đáng kể và phát triển mạnh:
+ Các nghề thủ công truyền thống phát triển.
+ Nhiều làng thủ công chuyên ra đời.
- Xưởng thủ công nhà nước được đẩy mạnh.
- Thăng Long có nhiều phố phường buôn bán tấp nập.
c. Thương Nghiệp:
+ Trong nước: Chợ phát triển.
+ Ngoài nước: Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán với nước ngoài.

2. Xã hội:

- Phân hóa thành 2 giai cấp chính:
+ Thống trị: Vua, quan, địa chủ.
+ Bị trị: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
+ Nô tì: Giảm.
TIẾT 3
Hoạt động của Thầy Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1(13’): tìm hiểu tình hình giáo dục khoa cử thời lê sơ
H: Nhà nước đã quan tâm phát triển giáo dục như thế nào?
GV: Nhấn mạnh các biện pháp chính của nhà nước nhằm phát triển giáo dục.
H: Tại sao thời Lê sơ Nho giáo được tôn sùng? Đạo phật. Đạo giáo bị hạn chế?
GV
-Giải thích: Đạo nho gồm có “Tứ thư”, “Ngũ kinh” là nội dung học tập, thi cử.
GV:Nhấn mạnh: Giáo dục thời Lê sơ rất quy củ và chặt chẽ.
H: Biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?
GV:

H: Em có hiểu biết gì về 3 kì thi này?
GV: Giải thích:

H: Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài nhà Lê có biện pháp gì?
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
GV: Giới thiệu bia tiến sĩ trong Văn Miếu:
+ Cho HS xem ảnh “Bia ở Văn Miếu - Hà Nội”.
H: Em có nhận xét gì về tình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ?

H: Vì sao GD - thi cử thời Lê sơ phát triển?

GV: Chuyển sang mục 2.
Hoạt động 2(10’):Tìm hiểu tình hình Văn học, khoa học, nghệ thuật.
H: Văn học thời Lê sơ có thành tựu nổi bật gì?
*Tích hợp với môn ngữ văn
H: Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu mà em biết?
H: Các tác phẩm văn học thời kỳ này phản ánh nội dung gì?
H: Hãy nêu rõ một số thành tựu khoa học tiêu biểu thời Lê sơ?
H: Em có nhận xét gì về các thành tựu khoa học thời Lê sơ?
H: Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu?
GV:

H: Nghệ thuật điêu khắc có gì tiêu biểu?
GV: Cho HS xem ảnn: “Tượng voi bằng đá”và 1 số công trình khác
Hoạt động 3 (12’): tìm hiểu một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc
GV: Cho HS xem ảnh Nguyễn Trãi.
H: Em, biết gì về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi? Hãy giới thiệu vài nét về ông?
GV: Giới thiệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Nhấn mạnh những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với dân tộc

H: Em biết gì về nhà vua Lê Thánh Tông?
GV: Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp đóng góp của Lê Thánh Tông.
GV kết luận: Lê Thánh Tông là nhân vật xuất sắc về nhiều mặt.

H: Ngô Sĩ Liên là người như thế nào?
GV: + Giới thiệu vài nét về thân thế, sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên.
+ Giới thiệu về bộ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư.
GV: Hiện nay tên tuổi của Ngô Sĩ Liên vẫn còn để lại dấu ấn: Đó là tên phố và một tên trường học nổi tiếng  thể hiện vai trò và trách nhiệm học tập tốt của GV và HS, xứng đáng với tên tuổi của vị danh nhân dân tộc.

GV: Giới thiệu vài nét về Lương Thế Vinh.

-HS hoạt động cá nhân trả lời

-

-HS hoạt động cá nhân trả lời
Nho giáo đề cao đạo : Hiếu-Trung. Ở thời Lê sơ: Tất cả quyền lực tập trung tay nhà vua.

-HS trình bày hiểu biết cá nhân
Muốn làm quan phải qua thi cử mới được cử (bổ nhiệm) vào các chức trong triều hoặc ở địa phương.
+ Thi Hương ở các đạo gọi là hương cống.
+ Thi Hội ở kinh đô: Đỗ thi Hội dự kì thi Đình để phân hạng tiến sĩ.

-HS trình bày các biện pháp để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài

-HS nhận xét về tình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ
Quy củ chặt chẽ, rất phát triển, đào tạo nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài cho đất nước.
-HS giải thích Vì sao GD - thi cử thời Lê sơ phát triển
Nhà Lê có nhiều biện pháp để khuyến khích học tập, kén chọn nhân tài như :
(Lập bia đá ..., người đỗ đạt cao được bổ nhiệm làm cao.)

- HS hoạt động cá nhân trả lời

-HS kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu

-HS trình bày những thành tựu về khoa học
-HS nhận xét

-HS hoạt động cá nhân trả lời

Đa dang, phong phú, có nhiều tác phẩm khoa học thành văn ...).
-HS hoạt động cá nhân trả lời
Giới thiệu bộ “Hí Phường Phả Lục” của Lương Thế Vinh nêu nguyên tắc biểu diễn múa.

-HS trình bày hiểu biết cá nhân

-HS trình bày hiểu biết cá nhân
- Là nhà chính trị, quân sự đại tài; những đóng góp của ông là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Viết nhiều tác phẩm có giá trị
+ Văn học: “Bình Ngô Đại Cáo”…
+ Sử học, Địa lý học: Quân Trung Từ Mệnh Tập, Dư Địa Chí…
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
- Tài năng đức độ sánh chói của ông: yêu nước, thương dân. HS đọc phần in nghiêng trong SGK.
-HS trình bày hiểu biết cá nhân

- Con thứ tư của Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao.
- Năm 1460 được lên ngôi khi 18 tuổi.
- Quan tâm phát triển kinh tế (phát triển nông nghiệp – công thhương nghiệp, đê Hồng Đức, luật Hồng đức), phát triển giáo dục và văn hóa.
- Hội tao đàn
- Nhiều tác phẩm văn học có giá trị gồm văn thơ chữ Hán (300 bài), văn thơ chữ Nôm.

- Là nhà sử học nổi tiếng TK XV.
- 1441 đỗ Tiến sĩ.
- Tác giả cuốn “ Đại Việt sử kí toàn thư”.
- Tên phố.
- Tên trường học nỗi tiếng.
 Thể hiện vai trò và trách nhiệm học tập tốt của giáo viên và học sinh, xứng đáng với tên tuổi của vị danh nhân văn hóa của dân tộc.
Sọan thảo bộ “ Hí Phường Phả Lục”. Đây là công trình lịch sử nghệ thuật sân khấu.
- Bộ “ Đại thành toánpháp”.
 Hình thành năng lực:So sánh ,nhận xét III-Tình hình văn hoá,giáo dục
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
+ Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học ở các đạo, phủ.
+ Tuyển chọn người tài giỏi có đạo đức để làm thầy giáo.
+ Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

- Thi cử chặt chẽ: Qua 3 kì thi.

 Giáo dục, thi cử thời Lê rất phát triển quy củ, và chặt chẽ.

2. Văn học, khoa học, nghệ thuật.

a. Văn Học:
- Chữ Hán được duy trì.
- Chữ Nôm rất phát triển.
b) Khoa Học:
+ Sử Học: Đại Việt Sử Kí Toàn Thư.
+ Địa Lý: Dư Địa Chí.
+ Y Học: Bản thảo thực vật
+ Toán Học: Đại thành toán pháp.
c. Nghệ thuật:
+ Sân Khấu: Ca múa, tuồng, chèo phát triển.
+ Điêu khắc: Lăng tẩm, cung điện.
Phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

IV.Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc
1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442).
- Là một nhà chính trị, quân sự đại tài, 1 danh nhân văn hóa thế giới.

2) Lê Thánh Tông (1442 - 1497).
- Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực.

3. Ngô Sĩ Liên:

- Là nhà sử học nổi tiếng TK XV.
- Là tác giả của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: 15 quyển.

4. Lương Thế Vinh.
- Là nhà toán học nổi tiếng TK XV.
- Là tác giả của bộ “Đại Thành Toán Pháp”.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Hoàn thành bảng so sánh sau vào vở:
Nội dung Thời Lý – Trần Thời Lê
Bộ máy nhà nước ở Trung ương
Các đơn vị hành chính ở địa phương
Cách đào tạo, bổ sung quan lại
Pháp luật

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Dựa vào đoạn thông tin, kết hợp với hiểu biết của em, nêu chủ trương của các vua thời lê sơ đói với lãnh thổ của đất nước. Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay không? Tại sao?
+ Thông tin: Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: “ Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” – (Theo: Đại Việt sử kí toàn thư)”.
- Đóng vai một thuyết minh viên ở bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho các bạn về một lĩnh vực thuộc triều đại Lê sơ mà em biết và thích nhất.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Tìm đọc và xem một số cuốn sách:
+ Danh tướng Việt nam – Nguyễn Khắc Thuần- NXB GD, 1996
+ Chính sách sử dụng người tài của triều Lê Thánh Tông.
+ Tìm hiểu về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

4. Hướng dẫn về nhà
- Làm các bài tập trong SBT
- Tìm hiểu tiếp tiết 4 về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc.
Chuẩn bị bài tiếp theo
Ôn tập các bài đã học trong chương IV,chuẩn bị cho bài ôn tập chương IV

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.