Giáo án lịch sử 7: Bài Trung Quốc thời phong kiến

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trung Quốc thời phong kiến. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn………………………… Ngày dạy……………………………

TIẾT 4 - BÀI 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết: những nét chính về XHPK ở Trung Quốc dưới thời Tần ,Hán,Đường
- HS hiểu: Tình hình đối nội,đối ngoại của Trung Quốc thời Tần ,Hán,Đường
- HS vận dụng: Đánh giá về tình hình Trung Quốc thời Tần ,Hán,Đường
2. Kĩ năng
HS làm được: phân tích, so sánh và sưu tầm tài liệu
Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn.
3. Tư tưởng,thái độ
- HS hiểu rõ Trung Quốc là một quốc gia phong kiến, điển hình ở Phương Đông, là nước láng giềng gần gũi với Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp: Trực quan,so sánh,phân tích đánh giá,tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của Giáo viên
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu nguyên nhân,nội dung,ý nghĩa của phong trào văn hoá Phục Hưng ?
+ Vì sao ở Châu Âu lại diễn ra các cuộc cải cách tôn giáo ? Phong trào cải cách tôn giáo tác động hư thế nào đến xã hội Châu Âu lúc bấy giờ ?
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Giới thiệu về Trung Quốc:
Là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh.Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.để tìm hiểu rõ hơn cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - HS biết: những nét chính về XHPK ở Trung Quốc dưới thời Tần ,Hán,Đường
- HS hiểu: Tình hình đối nội,đối ngoại của Trung Quốc thời Tần ,Hán,Đường
- HS vận dụng:Đánh giá về tình hình Trung Quốc thời Tần ,Hán,Đường
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(10’): tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Vào thời Xuân thu Chiến Quốc nền sản xuất có gì tiến bộ?

H: Những tiến bộ trong sản xuất đã có tác động như thế nào đến xã hội?
H: Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?
GV chốt: Một số quan lại, nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực  Địa chủ.
- Nhiều vùng dân bị mất ruộng đất  nghèo túng phải nhận ruộng của địa chủ để cày công và nộp tô  Nông dân tá điền.
GV nhấn mạnh: Quan hệ SXPK hình thành đây chính là sự thay thế quan hệ bóc lột: Sự bóc lột của quí tộc với nông dân công xã trước đây thay bằng sự bóc lột của địa chủ với nông dân tá điền.
GVgiải thích khái niệm: “Địa chủ”
GV: Sử dụng bảng niên biểu giới thiệu tóm tắt lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Hoạt động 2(10’): tìm hiểu Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán
GV: Trình bày sự kiện 221 TCN Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước thiết lập nhà nước phong kiến.
H: Sau khi thống nhất đất nước, nhà Tần đã thi hành những chính sách gì về mặt đối nội?
H: Em có nhận xét gì về chính sách đối nội của nhà Tần.
GV bổ sung rồi chốt: Mặc dù...............nhưng nhà Tần cũng đã có những c/s tiến bộ vì thế xã hội ổn định
H: Em hãy kể tên 1 số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Tần?
GV sử dụng tranh, ảnh: Vạn Lý Trường Thành, giới thiệu vài nét về công trình tiêu biểu này.
GV yêu cầu HS: Quan sát hình 8. SGK.
H: Em có nhận xét gì về bức tượng gốm trong bức tranh?

H: Chính sách đối ngoại của nhà Tần như thế nào?
GV giảng: Chính sách tàn bạo của nhà Tần  Nhân dân nổi dậy đấu tranh lật đổ nhà Tần  Nhà Hán thành lập.
GV cho HS liên hệ cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân ta
H: Dựa vào SGK em hãy cho biết nhà Hán đã ban hành những chính sách gì nhằm củng cố và phát triển kinh tế?

H: Những chính sách đó có tác dụng như thế nào?

H: Thời gian tồn tại của nhà Hán so với nhà Tần như thế nào? Vì Sao?
GV nhấn mạnh: Dưới thời Tần - Hán bộ máy nhà nước trung ương và địa phương bước đầu được hình thành ...
Hoạt động 3(10’): tìm hiểu Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
H: Qua tìm hiểu SGK em thấy chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng chú ý?
GV: GV nói thêm về chính sách quân điền

H : Em có nhận xét gì về chính sách đối nội của nhà Đường ?
H: những chính sách đó tác dụng như thế nào?
GV nhấn mạnh: Dưới thời Đường XHPK cường thịnh nhất.
H: Nhà Đường thi hành chính sách gì về đối ngoại?
GV liên hệ: Cuộc xâm lược của nhà Đường đối với Việt Nam: KN Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ

-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
- Công cụ bằng sắt ra đời -> kĩ thuật canh tác phát triể, mở rộng diện tích gieo trồng, năng suất tăng..
-1 HS trình bày theo SGK

-1 HS trình bày theo SGK tác động đến xã hội

-HS lắng nghe và tiếp thu

-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-1 HS trình bày theo SGK những chính sách về mặt đối nội
- Chia đất nước thành quận, huyện
- Cử quan lại đến cai trị
- Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ…
- Bắt lao dịch

-1 HS nhận xét,đánh giá
- Vạn lí trường thành Cung A phòng, lăng Li Sơn

-1 vài HS trình bày hiểu biết cá nhân.
Tượng được tạc cầu kì, giống y người thật thế hiệu phương pháp tả thực rất độc đáo trong lịch sử điêu khắc của TQ, thể hiện uy quyền của Tần Thủy Hoàng .

-1 HS trình bày theo SGK những chính sách đối ngoại
Giảm thuế, lao dịch, xóa bỏ sự hà khắc của pháp luật, khuyến khích sản xuất…
Kinh tế phát triển xã hội ổn định -> thế nước vững vàng

Nhà Tần tồn tại trong thời gian ngắn hơn nhiều (15 năm) so với nhà Hán (426 năm). Vì nhà Hán có chính sách phù hợp với lòng dân.

-1 HS trình bày theo SGK
Nhà Đường ban hành nhiều chính sách đúng đắn: Cử người thân tín đi cai quản các vùng xa, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài

-1 vài HS trình bày ý kiến cá nhân.
- Đất nước ổn định
- Kinh tế phát triển
- Bờ cõi được mở rộng

-HS động não,phát triển tư duy lôgic
Tiến hành chiến tranh xâm lược -> mở rộng bờ cõi, trở thành đất nước cường thịnh nhất châu Á

1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc

a)Những tiến bộ trong sản xuất
- Công cụ sản xuất bằng sắt
-Diện tích đất trồng được mở rộng
- Năng suất lao động tăng
b)Biến đổi trong xã hội
- Giai cấp địa chủ xuất hiện
- Nông dân bị phân hóa
-Tá điền
=Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành

2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán

a) Thời Tần (221-206 TCN)

*Đối nội
- Chia đất nước thành các quận, huyện.
- Ban hành chế độ đo lường tiền tệ ...
- Bắt đi phu, đi lính lao dịch.
--> Xã hội ổn định

* Đối ngoại :
-Tiến hành chiến tranh xâm lược

b) Thời Hán (2066-220)
* Đối nội
- Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
- Giảm tô thuế, sưu dịch.
- Khuyến khích sản xuất.
 Kinh tế phát triển ,xã hội ổn định, thế nước vững vàng

3.Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

a) Chính sách đối nội:
- Cử người đi cai quản các địa phương xa.
- Mở khoa thi chọn nhân tài.
- Giảm tô thuế
- Thực hiện chế độ quân điền

-->Kinh tế phát triển mạnh xã hội ổn định , đất nước phồn vinh

b) Chính sách đối ngoại:
- Tiến hành CTXL mở rộng bờ cõi, trở thành quốc gia cường thịnh nhất ở Châu Á.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Khoanh vào đáp án đúng
a. Ai đựơc coi là Hoàng đế đầu tiên ở Trung Quốc.
A.Hán Vũ Đế B.Tần Thủy Hoàng
C.Chu Nguyên Chương D.Hạ Vũ

b.Tứ đại mĩ nhân cuả Trung Quốc là:
A Vương Chiêu Quân.Điêu Thuyền,Đát Kỉ,Tây Thi
B. Vương Chiêu Quân.Điêu Thuyền,Từ Hi Thái Hâụ ,Tây Thi
C. Vương Chiêu Quân.Điêu Thuyền,Võ Tắc Thiên,Tây Thi
D.Vương Chiêu Quân.,Điêu Thuyền,Dương Qúy Phi,Tây Thi

c. Thời kì thịnh vượng nhất trong lịch sử phong kiến TQ là :
A.thời Tần B. Thời Hán C. Thời Đường D. Thời Minh
d. Thời Tần tồn tại trong khoảng thời gian :
A.221-> 234 B. 221-> 206TCN C.234-> 456 D.123->221

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta? Hãy kể về một thất bại trong các cuộc xâm lược đó mà em biết?
- Em có biết di sản văn hóa nào của Trung Quốc thời phong kiến còn đến ngày nay? Kể tên?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan đến lịch sử TQ thời phong kiến.
- Tìm đọc truyện: Thủy hử, Tây du kí, Hồng lâu mộng, bộ sử Tư mã Thiên.
- Chuẩn bị bài :Ấn Độ thời phong kiến.
+ Đọc trước bài mới và trả lời các câu hỏi trong sgk

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.