Giáo án lịch sử 7: Bài Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) phần 3

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) phần 3. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..

TIẾT 25 - BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN(THẾ KỈ XIII)
III-CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287-1288)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên
- HS hiểu:
+ Âm mưu quyết xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên.
+ Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.
2.Kĩ năng:
HS thực hiện được các kĩ năng: sử dụng bản đồ, phân tích, so sánh, nhận xét và đánh giá.
Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề ,thực hành bộ môn
3.Tư tưởng,thái độ
- Bồi dưỡng cho lòng yêu nước, căm thù giặc và lòng tự hào dân tộc
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp: Trực quan,so sánh,phân tích đánh giá,tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Lược đồ Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên
- Bảng phụ
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
- Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên trên bản đồ ?
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Chú GV:Chiếu hình ảnh Thoát Hoan chui vào ống đồng chạy trốn về nước
GV: Sau thất bại thảm hại trong hai lần xâm lược trước,vua Nuyên vô cùng tức tối quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba để rửa nhục và để thực hiện tham vọng mở rộng ách đô hộ của đế chế Nguyên đối với các quốc gia ở phía nam Trung Quốc.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên như thế nào?Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiếp bài 14: “ Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên”
ng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: + Âm mưu quyết xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên.
+ Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1(10’) : Tìm hiểu âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Sau 2 lần xâm lược Đại Việt thất bại vua Nguyên có thái độ như thế nào và đã làm gì?
GV: Nhấn mạnh: Tham vọng của nhà Nguyên và bản chất của giặc: Ngoan cố, hiếu chiến.
H: Dựa vào phần chữ in nghiêng SGK. Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị và tinh thần của quân Nguyên trong cuộc xâm lược lần thứ 3 này?
GV:

H: Biểu hiện nào chứng tỏ nhà Nguyên Bắt đầu run sợ?
H : Trước nguy cơ xâm lược vua tôi nhà Trần đã làm gì .

GV: Sử dụng bản đồ: “Cuộc kháng chiến lần 3 chống quân xâm lược Nguyên”.
+ Trình bày cuộc tấn công của quân Nguyên:
- 12/1287: Quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta.
- Đầu 1288: Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ.
H:Tại sao Thoát Hoan lại chủ trương xây dựng Vạn Kiếp thành một căn cứ vững chắc?

GV: Tường thuật tiếp cuộc tấn công của quân Nguyên.
Hoạt động 2(7’): Tìm hiểu ý nghĩa của trận Vân Đồn
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GV: Sử dụng bản đồ. Tường thuật diễn biến.
H: Vì sao Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ thuyền lương nhưng lại tiến về Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan?
GV:

GV: Giới thiệu vài nét về Trần Khánh Dư .
+ Tường thuật diễn biến trên bản đồ.
H: Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?
GV: Nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của trận Vân Đồn

Hoạt động 3 (13’) :Tìm hiểu ý nghĩa của trận Bạch Đằng
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
H: Sau trận Vân Đồn tình thế quân Nguyên như thế nào?
H: Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương đến Thoát Hoan đã làm gì?
GV: Nhân dân Thăng Long thực hiện “Vườn không nhà trống”.
+ Nêu một số tội ác của giặc.
+ Phân tích tình thế của quân Nguyên đi đến đâu bị nhân dân căm ghét, đuổi đánh, có nguy cơ bị cô lập, quân lính hoang mang  Thoát Hoan cho quân rút về Vạn Kiếp rồi rút quân về nước.
H: Trước tình hình đó vua tôi nhà Trần đã làm gì?
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
H: Vì sao Trần Quốc Tuấn lại chọn S. Bạch Đằng làm trận địa mai phục?
GV chốt:

GV: Dùng lược đồ “Chiến thắng Bạch Dằng năm 1288”. Mô tả trận địa cọc.
GV: Tường thuật diễn biến trên lược đồ .
H : Nêu kết quả của cuộc kháng chiến lần ba ?

H: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- GV phân tích ý nghĩa của trận đánh.

Sơ kết bài học:
- Để thôn tính bằng được Đại Việt,nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu,kĩ lưỡng,nên trong cuộc kháng chiến lần ba,quân dân Đại Việt gặp rất nhiều khó khăn,thử thách.
- Mặc dù vậy,nhà Trần không hề giảm sút ý chí,kiên quyết lãnh đạo quân dân chuẩn bị kháng chiến và đã chiến đấu anh dững giành thắng lợi vẻ vang.

-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-1 HS trình bày theo SGK thái độ của vua Nguyên
tức giận quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ 3 để trả thù.

-2 HS nhận xét,đánh giá về sự chuẩn bị và tinh thần của quân Nguyên trong cuộc xâm lược lần thứ 3 này
Quân Nguyên đã rút kinh nghiệm 2 lần trước chúng chuẩn bị về quân số, tướng chỉ huy, lương thực để đánh lâu dài với ta. Nhưng chũng cũng bắt đầu run sợ.

-1 HS trình bày theo SGK

-HS quan sát và lắng nghe

-1 HS trình bày theo SGK nguyên nhân

Để đánh lâu dài và khó khăn cho quân ta.

-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-1 HS trình bày theo SGK

-HS quan sát và lắng nghe
-1 HS trình bày ý kiến cá nhân
Vì Ô Mã Nhi chủ quan cho rằng quân ta yếu không thể ngăn được doàn thuyền lương nên hắn không bảo vệ

-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-1 HS trình bày theo SGK
-1 HS trình bày theo SGK
: Đã làm thất bại chủ trương: “Dựa vào lương thực để đánh lâu dài với ta”.
+ Tinh thần hoang mang của giặc, dồn quân địch vào khó khăn không thể khắc phục được về mặt lương thực

- Kĩ năng tóm tắt sự kiện

- HS trả lời

- Hs trả lời

- Hs trả lời

-1 HS trình bày ý kiến cá nhân
Địa thế hiểm yếu, dựa vào quy luật lên, xuống của thủy triều. Dựa vào kinh nghiệm chiến đấu của cha ông năm xưa)

-HS quan sát và lắng nghe

-1 HS trình bày theo SGK
- Toàn bộ cánh thủy binh bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt.
- Cánh quân bộ Thoát Hoan chỉ huy rút chạy, bị quân dân ta tập kích liên tiếp.
-2 HS trình bày ý kiến cá nhân
- Chiến thắng Bạch đằng đã dập tan mộng xâm lược của giặc Nguyên.
Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử.
*Năng lực cần hình thành:Thực hành bộ môn lịch sử

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
a.Hoàn cảnh

*Địch:
- Vua Nguyên tức giận quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ 3 để trả thù.

* Ta :
- Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến , cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy
b.Diễn biến
- 12/1287: Quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta.
- Đầu 1288: Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ.

2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
a) Diễn biến.
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của địch.
- Khi đoàn thuyền lương đi qua, quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
 Kết quả: Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
b. ý nghĩa:
- Làm cho quân giặc lâm vào thế bị động, gặp nhièu khó khắn tinh thần, giặc hoang mang.
- Tạo thời cơ cho quân dân nhà Trần tiến lên tiêu diệt quân Nguyên.

3. Chiến thắng Bạch Đằng:
a) Hoàn cảnh:
* Địch :

- 1/1288: Thoát Hoan chiếm Thăng Long.
 rơi vào thế vườn không nhà trống , có nguy cơ bị cô lập

* Ta:Quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí trận mai phục ở sông Bạch Đằng

b. Diến biến:
- 4/1288 đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo S. Bạch Đằng.
+ Ta nhử địch vào trận địa khi nước dâng cao .
+ Lúc nước triều xuống quân ta từ hai bên bờ đổ ra đánh phá cả đội hình giặc .
+ Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, giặc hoảng hốt tháo chạy, thuyền xô vào bãi cọc bị ùn tắc, vỡ đắm.
c.Kết quả:
- Toàn bộ cánh thủy binh bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt.
- Cánh quân bộ Thoát Hoan chỉ huy rút chạy, bị quân dân ta tập kích liên tiếp.
 Kháng chiến thắng lợi.
* ý nghĩa .
- Chiến thắng Bạch đằng đã dập tan mộng xâm lược của giặc Nguyên.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Chia lớp làm 4 nhóm theo 4 tổ.
Câu hỏi thảo luận:
Cách đánh giặc trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 là gì?
Có gì giống và khác với lần 1 và lần 2.
HS: Làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
GV: Đánh giá và chốt lại cách đánh giặc của nhà Trần.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5)
So sánh cách đánh giặc của Trần Quốc Tuấn với cách đánh giặc trên sông Bạch đằng của Ngô Quyền?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Sưu tầm tranh ảnh về trận đánh, những hình ảnh, bài thơ,…về một số vị tướng giỏi thời nhà Trần

4. Hướng dẫn về nhà
- Bài vừa học Học bài và làm vở bài tập
- Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu phần IV
- Nguyên nhân thắng lợi
- ý nghĩa lịch sử.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.