Giáo án lịch sử 7: Bài Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn………………………… Ngày dạy……………………………
TIẾT 8 - BÀI 6:
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN
ĐÔNG NAM Á(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
HS biết được:
- Vị trí địa lý của hai nước Campuchia và Lào.
- Những giai đoạn lịch sử lớn của hai nứơc .
2.Kĩ năng
a.Rèn kĩ năng: Lập được biểu đồ các giai đoạn phát triển Lào, Campuchia
b.Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn.
3.Tư tưởng,thái độ
- Bổi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý, trân trọng truyền thống lịch sử của Lào và Campuchia. Thấy rõ mối quan hệ mật thiết của 3 nước Đông Dương.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Bản đồ Đông Nam Á
- Tư liệu về hai nước Lào, Campuchia.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên và xác định vị trí các nước Đông Nam Á trên bản đồ?
- Các nước Đông Nam Á có điểm gì chung về điều kiện tự nhiên? Điều kiện đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp ?
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Cam-pu-chia và Lào là hai nước anh em cùng trên bán đảo Đông Dương với Việt nam.Hiểu được lịch sử của hai nước bạn cũng góp phần hiểu thêm lịch sử nước mình
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Vị trí địa lý của hai nước Campuchia và Lào.
- Những giai đoạn lịch sử lớn của hai nứơc .
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuẩn kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu Vương quốc Campuchia
H: Qua tìm hiểu SGK em hãy cho biết lịch sử Campuchia từ khi thành lập đến năm 1863 có thể chia làm mấy giai đoạn?
GV: Nhận xét và trình bày 4 giai đoạn lớn của lịch sử Campuchia từ TK I - 1863.
H: Người Khơ-me là ai? Họ sống ở đâu? Thạo việc gì? Họ đã tiếp thu văn hóa Ấn Độ như thế nào ?
GV: nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng,

GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(3’)
H: Tại sao thời kì phát triển của Campuchia được gọi là thời kì “Ăng-Co”?
GV: Giải thích thêm “Ăng-Co” có nghĩa là đô thị, Kinh thành

H: Sự phát triển của Campuchia thời kì Ăng-Co được thể hiện ở những mặt nào?
*Tích hợp giáo dục môi trường
H: Quan sát H.14. em có nhận xét gì về khu dền Ăng-Co Vat?
GV: Nhấn mạnh: Thể hiện óc thẩm mĩ và trình độ kiến trúc của người Campuchia.
H: Giai đoạn suy thoái của Campuchia là giai đoạn nào?
GV: Nêu rõ năm 1432 kinh đô chuyển vê Phnômpênh  Thời kì Ăng-Co chấm dứt  Campuchia bắt đầu suy sụp.

Hoạt động 2: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu Vươngquốc Lào
H:Em hãy hãy nêu những mốc quan trọng của lịch sử nước Lào?
GV: Nhấn mạnh các mốc lịch sử quan trọng.
H: Các vua Lạn Xạng đã thi hành những chính sách gì về đối ngọai và đối nội?
GV: Nhấn mạnh các chính sách về đối nội và đối ngoại: Quân dân Lào đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Miến Điện.
*Tích hợp giáo dục môi trường
GV sử dụng H.15 Thạt Luổng (Lào): miêu tả và giới thiệu vài nét về công trình này.
H: Qua tìm hiểu em thấy công trình kiến trúc này có gì giống và khác với các công trình kiến trúc trong khu vực?

H: Vì sao vương quốc Lạn xạng suy yếu?
GV: Nhấn mạnh nguyên nhân: Do sự tranh chấp quyền lực trong hoàng tộc.

-1 HS trình bày theo SGK lịch sử Campuchia từ khi thành lập đến năm 1863

-1 HS trình bày theo SGK
+ Người Khơ-me là một bộ phận của cư dân Đông Nam Á .
+ Họ sống ở phía Bắc vùng nam cao nguyên Cò Rạt sau mới di cư về phía Nam.
+ Họ giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trừ nước.
+ Người Người Khơ-me sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ: tiếp thu đạo BàLamôn, Đạo Phật, chịu ảnh hưởng văn học, nghệ thuật Ấn Độ nhất là kiến trúc, điêu khắc. Ban đầu họ dùng chữ Phạn, sau đó họ sáng tạo nên chữ viết của mình.
-HS làm việc hợp tác theo nhóm
HS: Gọi là thời kì “Ăng-Co” vì: Kinh đô của vương quốc Ăng-Co , một địa điểm của người Xiêm Riệp ngày nay. Ở đây người Khơ-me đã xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc lớn, có nhiều đền tháp: Ăng-Co Vát, Ăng-Co Thom.

-1 HS trình bày theo SGK

-1 HS nhận xét,đánh giá

-1 HS trình bày hiểu biết cá nhân
Thời kì Ăng-Co chấm dứt  Campuchia bắt đầu suy sụp

-1 HS trình bày theo SGK những mốc quan trọng của lịch sử nước Lào

-1 HS trình bày theo SGK

-2 HS trình bày ý kiến cá nhân

:+ Giống: Uy nghi, đồ sộNhiều tầng lớp.
+ Khác: Khung cầu kì, phức tạp bằng các công trình của Campuchia.

-1 HS trình bày theo SGK
3. Vương quốc Campuchia

a) Từ TK I – TK VI:
- Vương quốc Phù Nam. (cư dân cổ Đông Nam Á sinh sống)
b) Từ TK VI – IX:
-Nhà nước Chân Lạp (Khơ-me).
- Tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, biết khắc chữ Phạn.

c) Từ TK IX – XV: Thời kì Ăng-Co

- Sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo.
- Quân đội hùng mạnh: lãnh thổ được mở rộng.

d) Từ TK XV – 1863:
-Cam pu chia bước vào giai đoạn suy yếu.

4. Vương quốc Lào:

* Trước TK XIII:
- Người Lào Thơng: Sáng tạo ra những Chum Đá khổng lồ.
* TK XIII: Nhóm người Thái di cư đến  Lào Lùm.
* Năm 1353:
- Nước Lạn Xạng thành lập.

* Từ TK X V - XVIII: Thời kì thịnh vượng của nước Lạn Xạng.
- Chia đất nước để cai trị .
- Xây dựng quân đội.
- Giữ quan hệ hòa hiếu với Campuchia, Đại Việt.
- Kiên quyết chống quân xâm lược .

* TK XVIII- XI X: suy yếu

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Khoanh vào đáp án đúng nhất trong các câu sau
1.Nhân tố nào là nhân tố cuối cùng,có tính chất quyết định,dẫn tới sự suy sụp của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
A.Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây
B. Phong trào khởi nghĩa của nông dân
C.Sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á
D. Sự nổi dậy cát cứ,địa phương ở từng nước
2.Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc nào?
A.Ấn Độ
B.Hồi giáo
C.Trung Quốc
D.Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Lập biểu đồ các giai đoạn lịch sử của Campuchia và Lào.
-Sự phát triển của Cam Pu Chia thời kì Ăng Co được thể hiện như thế nào?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh về các quốc gia thuộc khu vực
Đọc bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
1.Xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?Điểm khác nhau?
2.Thế nào là chế độ quân chủ

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.