Giáo án lịch sử 7: Bài Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) phần 1

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) phần 1. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy………………………..

TIẾT 23 - BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN(THẾ KỈ XIII)
I-CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ(1258)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-HS biết:
+ Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
+ Chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần đẻ đối phó với quân Mông Cổ.
- HS hiểu:Nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ.
- HS vận dụng:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2.Kĩ năng:
HS thực hiện được kĩ năng: trình bày diễn biến trên bản đồ, Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn
3.Tư tưởng,thái độ
- Giáo dục HS ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương pháp: Trực quan,so sánh,phân tích đánh giá,tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập
- Lược đồ: Cuộc kháng kháng chiến lần thứ nhất 1258.
- Bảng phụ
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần?
- Để phục hồi và phát triển kinh tế nhà Trần đã có biện pháp gì?
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Sau khi lên nắm chính quyền nhà Trần đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, phục hồi và phát triển sản xuất . Cùng với công cuộc xây dựng đất nước nhà Trần còn phải chuẩn bị nhiều mặt để đối phó với quân xâm lược Mông – Nguyên. Vây, tại sao quân Mông Cổ kéo vào xâm lược nước ta? Cuộc chiến diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: + Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
+ Chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần đẻ đối phó với quân Mông Cổ.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
1.Hoạt động 1(10’): Tìm hiểu âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân
GV: Quân Mông Cổ : Là đội quân lớn mạnh, thiện chiến, có tổ chức và được trang bị tốt , vô cùng tàn bạo.
GV: Trình bày âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ.
H: Vì sao vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước ?
H: Trước khi kéo quân vào xâm lược nước ta, Tướng Mông Cổ đã làm gì?
H: Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến?
GV: Chuyển ý : Vua tôi nhà Trần đã biết việc Đại Việt đứng trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược là không thể tránh khỏi.vậy vua tôi nhà Trần chuẩn bị và tiến hành cuộc kháng chiến chống Mông Cổ như thế nào?cô trò chúng ta cùng tìm hiểu mục 2
Hoạt động 2(20’) Tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Trần
Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề
Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân,nhóm
H: Trước nguy cơ bị xâm lược và thế mạnh của giặc, thái độ của vương triều Trần và quân dân ta như thế nào?

H: Những biểu hiện nào chứng tỏ quân và dân ta, vua tôi nhà Trần kiên quyết chống giặc?
GV: Nhấn mạnh: Tinh thần ý chí quyết tâm kháng chiến của quân dân nhà Trần.
+ Tiếp đó GV sử dụng lược đồ: “Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ”.
- Trình bày diễn biến.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
GV kể chuyện: Linh Từ Quốc Mẫu (Vợ của Thái Sư Trần Thủ Độ) chuyển triều đình về Thiên Mục
H: Em có suy nghĩ gì về chủ trương “vườn không nhà trống” của nhà Trần?
GV chốt :

GV kể tiếp: Giặc điên cuồng tàn phá Thăng Long, vua Trần lo lắng hỏi Thái úy Trần Nhật Hạo và Thái sư Trần Thủ Độ
H: Câu nói của Thái Sư Trần Thủ Độ chứng tỏ điều gì?
GV: Nhấn mạnh:

H: Sau khi chiếm được Thăng Long, tình hình quân giặc như thế nào?
GV: Sử dụng bản đồ: Tường thuật trận: “Đông Bộ Đầu”.
H: Chiến thắng Đông Bộ Đầu có ý nghĩa gì?
GV: Nhấn mạnh:

GV: Tường thuật tiếp diến biến .
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’)
H: Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị đánh bại?
GV: Phân tích và nhấn mạnh nguyên nhân thắng lợi:
- Thế mạnh của ta.
- Điểm yếu của giặc.
H: Qua cuộc kháng chiến lần I chống quân Mông Cổ chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì về cách đánh giặc?
GV: Phân tích, nhấn mạnh bài học kinh nghiệm: “Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”.
-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-HS trình bày nguyên nhân

- HS trình bày theo SGK

-HS trình bày việc làm của vua Trần

-KN quan sát lược đồ tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp

-HS trình bày theo SGK thái độ của vương triều Trần và quân dân ta
sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.

-HS trình bày theo SGK

-HS quan sát và lắng nghe

-HS trình bày ý kiến cá nhân
Đây là chủ trương rất đúng đắn, sáng suốt, chủ trương đó thực hiện chiến thuật tài tình: “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh” .

-HS nhậ xét ,đánh giá về Câu nói của Thái Sư Trần Thủ Độ
Lời tuyên bố đanh thép đó 1 lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược của quân và dân ta

-HS trình bày theo SGK tình hình quân giặc

-HS trình bày ý nghĩa
Đây là trận thắng lớn đầu tiên của quân dân ta có ý nghĩa quyết định thắng lợi của kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ.

-HS làm việc theo nhóm

- Thế mạnh của ta.
- Điểm yếu của giặc.

-HS trình bày bài học kinh nghiệm
Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử.
*Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,khái quát hóa

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.

- 1257 vua Mông Cổ cử tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân xâm lược Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc nhằm thực hiện kế hoạch “gọng kìm” để tiêu diệt Nam Tống

2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.

a) Nhà Trần chuẩn bị:
- Vua Trần ban lênh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.

b. Diến biến:
- 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lượng Hợp Thai chỉ huy tién vào nước ta.
- Địch bị chặn tại Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).

- Ta thực hiện “vườn không nhà trống”, giặc chiếm Thăng Long gặp nhiều khó khăn: Thiếu lương ăn, lương thực hao mòn.
- Giặc chiếm Thăng Long

- Ta phản công ở bến Đông Bộ Đầu đánh bật quân giặc khỏi Thăng Long.
- Địch rút chạy: Bị quân dân Đại Việt truy kích đến tận biên giới.
c) Kết quả :
Kháng chiến thắng lợi.

c. Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo tài giỏi của vua tôi nhà Trần.
- Tinh thần đoàn kết, kiên quyết kháng chiến của toàn dân.

 Bài học kinh nghiệm.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?
A)Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
B) Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C) Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D) Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
PA: A
2. Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
A) Trả lại thư ngay. B) Tỏ thái độ giảng hòa.
C)Bắt giam vào ngục. D) Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
PA: C
3. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?
A) Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến.
B) Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng.
C) Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ.
D)Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
PA: D
4. Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiêbns chống Mông - Nguyên?
A)Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
B) Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C) Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
D) Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá.
PA: A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Đánh giá nhận xét của em về kế hoạch “vườn không nhà trống”

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh

4. Hướng dẫn học bài
* Bài vừa học:
- Học bài và làm vở bài tập
* Bài tiếp theo
Đọc bài 14 phần II-Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
+ Quân Nguyên xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
+ Vì sao quân Nguyên mạnh những vẫn bị đánh bại? + Nêu cách đánh giặc độc đáo của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần hai

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 7, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.