TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi giao tiếp qua mạng chúng ta cần ứng xử như thế nào?
-
A. Mỗi người khi giao tiếp qua mạng đều thể hiện văn hóa ứng xử của mình.
- B. Khi giao tiếp qua mạng không thể hiện văn hóa ứng xử của mình.
- C. Cả 2 ý A và B đều chưa đúng.
- D. Ý kiến khác.
Câu 2: Hành vi được cho là thiếu văn hóa khi giao tiếp với người khác?
- A. Chăm chú nghe người khác nói chuyện.
-
B. Nhìn điện thoại không rời mắt.
- C. Xin lỗi nghe điện thoại khi đang ngồi nói chuyện với người khác.
- D. Nói vừa đủ khi nghe điện thoại ở nơi công cộng.
Câu 3: Khi dùng email, tin nhắn, em cần:
- A. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
- B. Hãy lịch sự sớm trả lời email, tin nhắn.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Em nên sử dụng webcam khi nào?
- A. Không bao giờ sử dụng webcam.
- B. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
- C. Khi nói chuyện với bất kì ai.
-
D. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,...
Câu 5: Khi nào thì nên dùng email?
-
A. Khi muốn
- trao đổi về công việc.
- B. Khi muốn nhắn tin với bạn bè.
- C. Khi muốn chia sẻ cảm xúc.
- D. Khi muốn đăng hình ảnh.
Câu 6: Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn là:
- A. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.
- B. Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
- C. Tránh dùng mạng công cộng
-
D. Không truy cập các liên kết lạ
Câu 7: Mỗi ngày một học sinh cấp Trung học nên truy cập Internet trong thời gian bao lâu?
-
A. Càng dành ít thời gian sử dụng Internet càng tốt.
- B. 20/24.
- C. 12/24.
- D. 7/24.
Câu 8: Cho các ý sau:
(1) Trả lời nhanh chóng mỗi khi nhân được email, tin nhắn đích danh mình.
(2) Nếu bận, nên hẹn trả lời sau, nhưng đừng để quá lâu.
(3) Văn phong trả lời nên lịch sự, tôn trọng đối phương.
(4) Nếu không muốn trả lời, nên gửi mail từ chối nhã nhặn.
Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là:
- A. (1), (3) và (4).
-
B. (1), (2), (3) và (4).
- C. (2) và (3).
- D. (1), (2) và (4).
Câu 9: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?
-
A. Bỏ qua không để ý vỉ thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.
- B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được.
- C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.
- D. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.
Câu 10: Khi có chuyện bực tức một ai đó, mà em đang sử dụng mạng xã hội, em sẽ làm gì?
- A. Đăng ngay lên mạng xã hội.
-
B. Không đăng lên mạng xã hội vì mạng xã hội không phải là nơi xả cơn giận.
- C. Đăng lên mạng xã hội để chỉ trích người đó.
- D. Nhờ bạn bè đăng lên mạng xã hội để xả giận.
Câu 11: Khi muốn trao đổi, trò chuyện hay chia sẻ cảm xúc thì nên dùng hình thức nào trên mạng?
- A. Dùng email.
-
B. Dùng tin nhắn, hoặc mạng xã hội.
- C. Dùng phần mềm vẽ tranh.
- D. Dùng phần mềm lập trình.
Câu 12: Internet có thể gây tác hại gì?
- A. Ảnh hưởng đến sức khỏe: bộ não không có thời gian nghỉ ngơi, dễ mất ngủ, tự ti.
- B. Có thể trao đổi thông tin với nhau tiện lợi.
- C. Dễ bị mạo danh.
-
D. Ý A và B đúng.
Câu 13: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
- A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
- B. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
- C. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
-
D. Không cho mượn,bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Câu 14: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
- A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn.
- B. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.
-
C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.
- D. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.
Câu 15: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là:
- A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.
-
B. Bản quyền.
- C. Địa chỉ của trang web.
- D. Các từ khóa liên quan đến trang web.
Câu 16: Minh thấy rằng gần đây máy tính của bạn ấy chạy chậm hơn. Bạn ấy nghi ngờ rằng có điều gì đó không ổn với máy tính của mình. Khi mở các ổ đĩa Minh thấy có những Folder mờ và những shortcut. Điều gì có thể đã xảy ra và bạn ấy nên làm gì?
-
A. Máy tính của Minh có thể bị nhiễm virus.
- B. Máy tính của Minh bị người lạ truy cập.
- C. Máy tính của Minh bị hỏng ổ cứng.
- D. Máy tính của Minh bị lỗi phần mềm.
Câu 17: Khi lướt mạng Facebook, em thấy một nội dung sai sự thật có ảnh hưởng đến người khác, em sẽ làm gì?
- A. Chia sẻ ngay để nhiều người cùng biết.
- B. Bình luận, hùa theo nội dung đó.
-
C. Không làm gì cả vì biết đó là thông tin sai sự thật.
- D. Chỉ nhấn like mà không bình luận gì.
Câu 18: Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?
- A. Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng.
- B. Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.
- C. Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết.
-
D. Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.
Câu 19: Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em nhắm mắt, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?
- A. Đăng ngay lên mạng xã hội để xả giận.
- B. Bình luận với lời lẽ không hay vào bài viết của bạn.
-
C. Em sẽ góp ý nhẹ nhàng với bạn bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc nhắn tin để bạn rút kinh nghiệm.
- D. Nhờ bạn bè vào bình luận bài của bạn với lời lẽ không hay.
Câu 20: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng như thế nào?
- A. Không dùng mạng xã hội nữa.
- B. Kết bạn với nhiều người lạ cho vui.
- C. Thường xuyên nói chuyện thân thiết với người lạ.
-
D. Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.