Câu 1: Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
- A. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
- B. Sắp xếp dãy số theo thức tự tăng dần.
- C. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
-
D. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
Câu 2: Hàm sum() có thể được sử dụng để tính tổng của các phần tử ở đâu trong mảng hai chiều?
- A. Tổng của mỗi hàng
- B. Tổng của đường chéo chính
- C. Tổng của mỗi cột
-
D. Tổng của tất cả các phần tử
Câu 3: Khi dùng thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm một số trong dãy thẻ số (được sắp xếp theo thứ tự không giảm), sau bước Kiểm tra: dãy rỗng? nếu nhận kết quả Sai, ta thực hiện bước nào?
- A. Đầu ra: thông báo không tìm thấy.
- B. Kết thúc.
-
C. Lật thẻ số ở giữa dãy.
- D. Xét dãy thẻ số đứng sau thẻ số vừa lật.
Câu 4: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?
- A. 5
-
B. 3
- C. 4
- D. 2
Câu 5: Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào sai?
- A. ls = [1, 2, 3]
-
B. ls = list(3).
- C. ls = [int(x) for x in input().split()]
- D. ls = [x for x in range(3)]
Câu 6: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?
A = [1, 2, ‘3’]
- A. float.
-
B. list.
- C. int.
- D. string.
Câu 7: Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [1, 4, 8, 7, 10, 28]?
- A. 2.
- B. 5.
- C. 3.
-
D. 4.
Câu 8: Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm:
- A. lower()
- B. len()
-
C. upper()
- D. srt()
Câu 9: Hãy xác định bài toán sau: "Tìm số lớn nhất trong dãy n số tự nhiên cho trước"?
- A. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số.
- B. INPUT: Số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên.
- C. INPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên.
-
D. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số lớn nhất trong dãy n số.
Câu 10: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, ta thực hiện hoán đổi giá trị các phần tử liền kề khi nào?
- A. Giá trị của chúng không bằng nhau.
- B. Giá trị của chúng giảm.
-
C. Giá trị của chúng không đúng thứ tự.
- D. Giá trị của chúng tăng.
Câu 11: Cho xâu s1=’ab’, xâu s2=’a’ với cú pháp: s2 in s1 cho kết quả là:
-
A. True
- B. False
- C. false
- D. true
Câu 12: Các bước giải bài toán trên máy tính được tiến hành theo thứ tự nào sau đây:
- A. Xác định bài toán – Viết chương trình – Lựa chọn thuật toán – Viết tài liệu
-
B. Xác định bài toán – Lựa chọn thuật toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu
- C. Lựa chọn thuật toán – Xác định bài toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu
- D. Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu
Câu 13: Làm thế nào để trích xuất một phần của mảng hai chiều, chẳng hạn từ hàng 2 đến hàng 4 và từ cột 1 đến cột 3?
-
A. array[2:5, 1:4]
- B. array.subarray(2:4, 1:3)
- C. array.extract(2:4, 1:3)
- D. array.slice(1:3, 2:4)
Câu 14: Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm một số trong dãy thẻ số, sau bước Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không? Mà nhận được kết quả Đúng thì ta sẽ thực hiện bước nào?
- A. Kiểm tra: tất cả các thẻ số đã được lật?
- B. Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không?
- C. Kết thúc.
-
D. Đầu ra: thông báo vị trí tìm thấy.
Câu 15: Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?
- A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất sẽ đổi vị trí cho phần tử cuối dãy.
-
B. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
- C. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
- D. Các phần tử liền kề được hoán đổi.
Câu 16: Trong mảng hai chiều, cách nào để tính tổng các phần tử ở cột 3?
- A. sum(array[2, :])
-
B. sum(array[:, 3])
- C. sum(array[:][3])
- D. sum(array[3])
Câu 17: Trong mảng hai chiều, làm thế nào để đảo ngược thứ tự các hàng?
- A. array.flip_rows()
- B. array.transpose_rows()
-
C. array.reverse_rows()
- D. array.invert_rows()
Câu 18: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình?
-
A. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình.
- B. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau.
- C. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước.
- D. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,...
Câu 19: Để khởi tạo xâu s rỗng ta dùng lệnh:
- A. s=0
- B. s=’0’
-
C. s=“”
- D. s=[]
Câu 20: Chương trình sau có lỗi ở dòng lệnh nào?
n = int(input("Nhập số tự nhiên n: "))
s = ""
for i in range(10):
s = s + i
- A. 1.
-
B. 4.
- C. 2.
- D. 3.
Câu 21: Điểm dừng (break point) trong các phần mềm soạn thảo lập trình có ý nghĩa gì?
- A. Đó là vị trí chương trình mỗi khi chạy đến dòng lệnh đó sẽ kêu pip pip.
- B. Đó là vị trí chương trình dừng lại để người lập trình quan sát phát hiện lỗi.
- C. Đó là vị trí chương trình chạy tới đó thì kết thúc.
-
D. Đó là vị trí chương trình tạm dừng, người lập trình sẽ quan sát các biến của chương trình và có thể điều khiển để chương trình tiếp tục chạy.
Câu 22: Khi so sánh giá trị cần tìm với giá trị của vị trí giữa, nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị giữa thì:
- A. Dừng lại.
- B. Tìm trong nửa đầu hoặc nửa sau của danh sách.
-
C. Tìm trong nửa đầu của danh sách.
- D. Tìm trong nửa sau của danh sách.
Câu 23: Mảng đa chiều là gì trong Python?
- A. Một mảng có thể chứa nhiều kiểu dữ liệu khác nhau
- B. Một mảng với độ dài không cố định
-
C. Một mảng có thể chứa nhiều mảng con
- D. Một mảng với số chiều tùy ý
Câu 24: Phát biểu nào dưới đây về chỉ số của mảng là phù hợp nhất?
-
A. Dùng để truy cập đến một phần tử bất kỳ trong mảng
- B. Dùng để quản lý kích thước của mảng
- C. Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lý kích thước của mảng
- D. Dùng trong vòng lặp với mảng
Câu 25: Hàm index() được sử dụng để làm gì trong mảng?
- A. Tìm giá trị của một phần tử cụ thể
- B. Tìm số lần xuất hiện của một phần tử
- C. Thay đổi chỉ mục của một phần tử
-
D. Tìm chỉ mục của một phần tử cụ thể
Câu 26: Giả sử có một list: i = [2, 3, 4]. Nếu muốn in list này theo thứ tự ngược lại ta nên sử dụng phương pháp nào sau đây?
- A. print(reversed(i)).
-
B. print(list(reversed(i))).
- C. print(reversed(i)).
- D. print(list(reverse(i))).
Câu 27: “Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b”. Đầu ra là:
- A. số bé hơn
- B. số bằng nhau
- C. hai số a, b
-
D. số lớn hơn
Câu 28: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
- A. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.
- B. Sơ đồ khối dễ thay đổi.
-
C. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.
- D. Sơ đồ khối dễ vẽ.
Câu 29: Hãy cho biết kết quả sau khi thực hiện thuật toán sau:
Bước 1. Tam←x;
Bước 2. x←y;
Bước 3. y← tam;
- A. Giá trị của biến x bằng giá trị của biến y
- B. Khác
- C. Giá trị của biến y bằng giá trị của biến x
-
D. Hoán đổi giá trị hai biến x và y
Câu 30: Mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước?
- A. 4
-
B. 5
- C. 2
- D. 3