Trắc nghiệm Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 2 & 3 (Phần 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Ôn tập chủ đề 2 & 3 (Phần 1) - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2+3

Câu 1: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

  • A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
  • B. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
  • C. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
  • D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

Câu 2: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

  • A. Bỏ qua không để ý vỉ thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.
  • B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được.
  • C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.
  • D. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.

Câu 3: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?

  • A. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tinh, thư điện tử.
  • B. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đinh kèm thư từ những người không quen biết.
  • C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
  • D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Câu 4: Minh thấy rằng gần đây máy tính của bạn ấy chạy chậm hơn. Bạn ấy nghi ngờ rằng có điều gì đó không ổn với máy tính của mình. Khi mở các ổ đĩa Minh thấy có những Folder mờ và những shortcut. Điều gì có thể đã xảy ra và bạn ấy nên làm gì?

  • A. Máy tính của Minh có thể bị nhiễm virus.
  • B. Máy tính của Minh bị người lạ truy cập.
  • C. Máy tính của Minh bị hỏng ổ cứng.
  • D. Máy tính của Minh bị lỗi phần mềm.

Câu 5: Kỹ năng xử lý xung đột trong giao tiếp trực tuyến bao gồm các yếu tố nào sau đây? 

  • A. Kiên nhẫn và sự kiểm soát cảm xúc 
  • B. Sự thể hiện cá nhân mạnh mẽ 
  • C. Vượt qua trở ngại ngôn ngữ 
  • D. Sự tư duy tổ chức và logic

Câu 6: Dịch vụ lưu trữ tệp tin trực tuyến phổ biến nhất là gì? 

  • A. Google Drive 
  • B. Dropbox 
  • C. iCloud 
  • D. Microsoft OneDrive

Câu 7: Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em nhắm mắt, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?

  • A. Đăng ngay lên mạng xã hội để xả giận.
  • B. Bình luận với lời lẽ không hay vào bài viết của bạn.
  • C. Em sẽ góp ý nhẹ nhàng với bạn bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc nhắn tin để bạn rút kinh nghiệm.
  • D. Nhờ bạn bè vào bình luận bài của bạn với lời lẽ không hay.

Câu 8: Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

  • A. Mở video đó và xem.
  • B. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
  • C. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
  • D. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn.

Câu 9: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là: 

  • A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.
  • B. Bản quyền.
  • C. Địa chỉ của trang web.
  • D. Các từ khóa liên quan đến trang web.

Câu 10: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

  • A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và Trả lời tin nhắn ngay.
  • B. Không chấp nhận kết bạn và không Trả lời tin nhắn.
  • C. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
  • D. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi.

Câu 11: Giao tiếp trực tuyến thông qua các nền tảng số thường được gọi là gì? 

  • A. E-commerce 
  • B. E-learning 
  • C. E-communication 
  • D. E-marketing

Câu 12: Hãy xác định đâu là một số trình duyệt Web phổ biến hiện nay?

  • A. Google Chrome, Cốc Cốc, Mozilla Firefox, UC Browse, …
  • B. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word, Excel,…
  • C. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word,…
  • D. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), yahoo, google,…

Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về Internet?

  • A. Một mạng lưới rộng lớn kết nối hàng triệu máy tính trên khắp thế giới.
  • B. Một mạng kết nối các hệ thống máy tính và các thiết bị với nhau giúp người sử dụng có thể xem, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin, …
  • C. Một mạng công cộng không thuộc sở hữu hay do bất kì một tổ chức hoặc cá nhân nào điều hành.
  • D. Một mạng kết nối các máy tính với nhau được tổ chức và giám sát bởi một cơ quan quản lí.

Câu 14: Dịch vụ chia sẻ tệp tin trực tuyến phổ biến, cho phép người dùng tải lên và chia sẻ các tệp tin nhỏ là gì? 

  • A. Google Drive 
  • B. Dropbox 
  • C. WeTransfer 
  • D. iCloud

Câu 15: Cần làm thế nào để kết nối Internet?

  • A. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ cài đặt Internet.
  • B. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập Internet.
  • C. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.
  • D. Wi-Fi.

Câu 16: DCL là gì?

  • A. Ngôn ngữ xóa bỏ dữ liệu
  • B. Ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu 
  • C. Ngôn ngữ khai báo dữ liệu
  • D. Ngôn ngữ trích xuất dữ liệu

Câu 17: Khi lướt mạng Facebook, em thấy một nội dung sai sự thật có ảnh hưởng đến người khác, em sẽ làm gì?

  • A. Chia sẻ ngay để nhiều người cùng biết.
  • B. Bình luận, hùa theo nội dung đó.
  • C. Không làm gì cả vì biết đó là thông tin sai sự thật.
  • D. Chỉ nhấn like mà không bình luận gì.

Câu 18: Định dạng phổ biến để lưu trữ tệp tin trên internet là gì? 

  • A. PDF 
  • B. MP3 
  • C. JPEG 
  • D. ZIP

Câu 19: Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn là:

  • A. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.
  • B. Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
  • C. Tránh dùng mạng công cộng
  • D. Không truy cập các liên kết lạ

Câu 20: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là: 

  • A. Bản quyền.
  • B. Các từ khóa liên quan đến trang web.
  • C. Địa chỉ của trang web.
  • D. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.

Câu 21: Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?

  • A. Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng.
  • B. Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.
  • C. Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết.
  • D. Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.

Câu 22: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng như thế nào?

  • A. Không dùng mạng xã hội nữa.
  • B. Kết bạn với nhiều người lạ cho vui.
  • C. Thường xuyên nói chuyện thân thiết với người lạ.
  • D. Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.

Câu 23: Để kết nối với Internet, máy tính phải được cài đặt và cung cấp dịch vụ bởi:

  • A. Một máy tính khác.
  • B. Người quản trị mạng xã hội.
  • C. Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
  • D. Người quản trị mạng máy tính.

Câu 24: Khi có chuyện bực tức một ai đó, mà em đang sử dụng mạng xã hội, em sẽ làm gì?

  • A. Đăng ngay lên mạng xã hội.
  • B. Không đăng lên mạng xã hội vì mạng xã hội không phải là nơi xả cơn giận.
  • C. Đăng lên mạng xã hội để chỉ trích người đó.
  • D. Nhờ bạn bè đăng lên mạng xã hội để xả giận.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không phải là lợi ích của việc sử dụng Internet đối với học sinh?

  • A. Giúp mở rộng giao lưu kết bạn với các bạn ở nước ngoài.
  • B. Giúp tiết kiệm thời gian và cung cấp nhiều tư liệu làm bài tập dự án.
  • C. Giúp nâng cao kiến thức bằng cách tham gia các khóa học trực tuyến.
  • D. Giúp giải trí bằng cách xem mạng xã hội và chơi điện tử suốt cả ngày.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Tin học 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Tin học 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.