Trắc nghiệm sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là

  • A. Trùng roi, trùng biến hình
  • B. Trùng biến hình, trùng giày
  • C. Trùng kiết lị, trùng sốt rét
  • D. Trùng sốt rét, trùng biến hình

Câu 2: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?

  • A. trùng biến hình và trùng roi xanh.
  • B. trùng roi xanh và trùng giày.
  • C. trùng giày và trùng kiết lị.
  • D. trùng biến hình và trùng kiết lị.

Câu 3: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là

  • A. trong máu.
  • B. khoang miệng.
  • C. ở gan.
  • D. ở thành ruột.

Câu 4: So với kích thước của hồng cầu, thì trùng kiết lị có kích thước

  • A. Lớn hơn
  • B. Nhỏ hơn
  • C. Bằng nhau
  • D. Không xác định được

Câu 5: Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là

  • A. Kí sinh
  • B. Tự dưỡng
  • C. Dị dưỡng
  • D. Tự dưỡng và dị dưỡng

Câu 6: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?

  • A. Ốc.          
  • B. Muỗi.          
  • C. Cá.          
  • D. Ruồi, nhặng.

Câu 7: Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

  • A. Đường tiêu hoá.
  • B. Đường hô hấp.
  • C. Đường sinh dục.
  • D. Đường bài tiết.

Câu 8: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?

  • A. 3 tháng.         
  • B. 6 tháng.
  • C. 9 tháng.         
  • D. 12 tháng.

Câu 9: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây

  • A. Có chân giả
  • B. Sống tự do ngoài thiên nhiên
  • C. Có di chuyển tích cực
  • D. Có hình thành bào xác

Câu 10: Trong những đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở trùng kiết lị?

1. Đơn bào, dị dưỡng.

2. Di chuyển bằng lông hoặc roi.

3. Có hình dạng cố định.

4. Di chuyển bằng chân giả.

5. Có đời sống kí sinh.

6. Di chuyển tích cực.

Số phương án đúng là

  • A. 3.            
  • B. 4.            
  • C. 5.               
  • D. 6

Câu 11: Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là

  • A. Kí sinh
  • B. Tự dưỡng
  • C. Dị dưỡng
  • D. Tự dưỡng và dị dưỡng

Câu 12: Trùng kiết lị lây nhiễm vào cơ thể người qua con đường

  • A. Qua đường hô hấp
  • B. Qua đường tiêu hóa
  • C. Qua đường máu
  • D. Cách khác

Câu 13: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?

  • A. Mắc màn khi đi ngủ.
  • B. Diệt bọ gậy.
  • C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.
  • D. Ăn uống hợp vệ sinh.

Câu 14: Trùng sốt rét không thích nghi kí sinh ở

  • A. Tuyến nước bọt của muỗi Anôphen
  • B. Thành ruột của muỗi Anôphen
  • C. Máu người
  • D. Thành ruột người

Câu 15: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?

  • A. Muỗi Anôphen (Anopheles).      
  • B. Muỗi Mansonia.
  • C. Muỗi Culex.      
  • D. Muỗi Aedes.

Câu 16: Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường

  • A. Đường hô hấp
  • B. Đường tiêu hóa
  • C. Đường máu
  • D. Cách khác

Câu 17: Trùng sốt rét di chuyển bằng cơ quan nào

  • A. Bằng chân giả
  • B. Bằng lông bơi
  • C. Bằng roi bơi
  • D. Không có cơ quan di chuyển

Câu 18: Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người:

  1. Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
  2. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.
  3. Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.

  • A. (2) → (1) → (3).
  • B. (2) → (3) → (1).
  • C. (1) → (2) → (3).
  • D. (3) → (2) → (1).

Câu 19: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?

1. Ăn uống hợp vệ sinh.

2. Mắc màn khi ngủ.

3. Rửa tay sạch trước khi ăn.

4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

Phương án đúng là

  • A. 1; 2.      
  • B. 2; 3.         
  • C. 2; 4.         
  • D. 3; 4.

Câu 20: Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy (lăng quăng hoặc cung quăng) bằng các nào? 

  • A. Khai thông cống rãnh
  • B. Phun thuốc diệt muỗi
  • C. Ngủ phải có màn
  • D. Cả A và B đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 7

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

CHƯƠNG 2: NGÀNH RUỘT KHOANG

CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH GIUN

CHƯƠNG 4: NGÀNH THÂN MỀM

CHƯƠNG 5: NGÀNH CHÂN KHỚP

CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

CHƯƠNG 7: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 8: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.