Câu 1: Động vật nguyên sinh có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích
- A. Cơ học.
- B. Hóa học.
- C. Ánh sáng.
-
D. Âm nhạc.
Câu 2: Nhóm động vật có số lượng các thể lớn nhất là:
- A. Chim vẹt.
- B. Cá voi.
-
C. Hồng hạc.
- D. Rươi.
Câu 3: Nhóm động vật có số loài lớn nhất là:
- A. Động vật nguyên sinh.
- B. Động vật có xương sống.
- C. Thần mềm.
-
D. Sâu bọ.
Câu 4: Thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ:
- A. Di chuyển nhanh nhẹn.
- B. Phát hiện ra mồi nhanh.
-
C. Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc.
- D. Có miệng to và khoang ruột rộng.
Câu 5: Giun dẹp thường kí sinh ở
- A. Trong máu.
- B. Trong mật và gan.
- C. Trong ruột .
-
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Mực tự vệ bằng cách
- A. Thu mình vào vỏ.
- B. Phụt nước chạy trốn.
- C. Chống trả.
-
D. Phun mực ra.
Câu 7: Sán lá gan di chuyển nhờ
- A. Lông bơi.
- B. Chân bên.
-
C. Chân giãn cơ thể.
- D. Giác bám.
Câu 8: Lớp xà cừ của vỏ thân mềm có màu óng ánh cầu vồng
- A. Do tác dụng của ánh sáng.
- B. Do cấu trúc của lớp xà cừ.
- C. Khúc xạ tia ánh sáng.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 9: Thủy tức thuộc nhóm
- A. Động vật phù phiêu.
-
B. Động vật sống bám.
- C. Động vật ở đáy.
- C. Động vật kí sinh.
Câu 10: Ấu trùng giun đũa xâm nhập vào cơ thể, theo máu đi qua
- A. Ruột non.
- B. Tim.
- C. Phổi.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 11: Trùng roi dùng điểm mắt để
- A. Tìm thức ăn.
- B. Tránh kẻ thù.
-
C. Hướng về phía ánh sáng.
- D. Tránh ánh.
Câu 12: Ấu trùng loài thân mềm có tập tính kí sinh ở cá là
- A. Mực.
-
B. Trai sông.
- C. Ốc bươu.
- D. Bạch tuộc.
Câu 13: Giun đũa loại các chất thải qua
- A. Huyệt.
- B. Miệng.
- C. Bề mặt da.
-
D. Hậu môn.
Câu 14: Ấu trùng sán lá gan có mắt và lông bơi ở giai đoạn
-
A. Ấu trùng lông.
- B. Ấu trùng trong ốc.
- C. Kén sán.
- D. Ấu trùng đuôi.
Câu 15: Giun đất phân biệt nhờ
- A. Cơ thể phân đốt.
- B. Có khoang cơ thể chính thức.
- C. Có chân bên.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 16: Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp
- A. Da.
- B. Vỏ đá vôi.
- C. Cuticun.
-
D. Vỏ kitin.
Câu 17: Số đôi càng (kìm) bắt mồi ở cơ thể tôm sông là:
-
A. 2 đôi.
- B. 3 đôi.
- C. 1 đôi.
- D. 4 đôi.
Câu 18: Các phần cơ thể của sâu bọ là
- A. Đầu và ngực.
-
B. Đầu, ngực và bụng.
- C. Đầu-ngực và bụng.
- D. Đầu và bụng.
Câu 19: Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn là :
-
A. Trứng - Ấu trùng – Trưởng thành.
- B. Trứng – Trưởng thành.
- C. Trứng - Ấu trùng.
- D. Trứng - Ấu trùng – Nhộng – Trưởng thành.
Câu 20: Ô-xi ở sâu bọ được truyền từ hệ thống ống khí đến các tế bào cơ thể qua
- A. Máu.
-
B. Tiếp xúc trực tiếp.
- C. Dịch khoang cơ thể.
- D. Cả A, B và C.
Câu 21: Thế giới động vật phong phú về số lượng loài khoảng
-
A. 1,5 triệu loài.
- B. 1 triệu loài.
- C. 2 triệu loài.
- D. 2,5 triệu loài.
Câu 22: Ngành Ruột khoang có khoảng :
- A. 5 nghìn loài.
- B. 1 nghìn loài.
- C. 20 nghìn loài.
-
D. 10 nghìn loài.
Câu 23: Loài nào sau đây có tập tính sống thành xã hội?
- A. Ve sầu, nhện.
- B. Nhện, bọ cạp.
- C. Tôm, nhện.
-
D. Kiến, ong mật.
Câu 24: Giun đũa, giun kim, giun móc câu thuộc ngành giun gì ?
- A. Giun dẹp.
-
B. Giun tròn.
- C. Giun đốt.
- D. Cả A, B và C.
Câu 25: Đặc điểm chung của ruột khoang là:
- A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
- B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức.
- C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng.
-
D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào.....
Câu 26: Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ:
-
A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi.
- B. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ.
- C. Nhện, châu chấu, ruồi.
- D. Bọ ngựa, ve bò, ong.
Câu 27: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở đâu?
-
A. Gốc đôi râu thứ 2.
- B. Gốc đôi râu thứ 1.
- C. Dạ dày.
- D. Lá mang.
Câu 28: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật không xường sống là
- A. Hình dáng đa dạng.
-
B. Có cột sống.
- C. Kích thước cơ thể lớn.
- D. Sống lâu.
Câu 29: Cá chép cái đẻ rất nhiều trứng
- A. Để tạo nhiều cá con.
-
B. Vì thụ tinh ngoài.
- C. Vì thường xuyên bị các cá lớn ăn mất trứng.
- D. Vì các trúng thường bị hỏng.
Câu 30: Hệ tuần hoàn cá chép là hệ tuần hoàn
- A. Hở với tim hai ngăn, hai vòng tuần hoàn.
- B. Kín với tim ba ngăn, hai vòng tuần hoàn.
-
C. Kín với tim hai ngăn, một vòng toàn hoàn.
- D. Hở với tim ba ngăn, một vòng tuần hoàn.