Trắc nghiệm sinh học 7 chương 8: Động vật và đời sống con người

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 8: Động vật và đời sống con người. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

  • A. Di chuyển bằng cách quăng thân.
  • B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.
  • C. Có khả năng di chuyển rất xa.
  • D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước?

  • A. Thường săn mồi vào ban đêm.
  • B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá.
  • C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn.
  • D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm.

Câu 3: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

  • A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo
  • B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng
  • C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú
  • D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt

Câu 4: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

  • A. Số lượng loài trong quần thể.
  • B. Số lượng cá thể trong quần xã.
  • C. Số lượng loài.
  • D. Số lượng cá thể trong một loài.

Câu 5: Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?

  • A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể.
  • B. Dự trữ năng lượng chống rét.
  • C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lanh?

  • A. Thường hoạt động vào ban đêm.
  • B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.
  • C. Móng rộng, đệm thịt dày.
  • D. Chân cao, dài.

Câu 7: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?

  • A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.
  • B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.
  • C. Giúp lẩn tránh kẻ thù.
  • D. Tránh mất nước cho cơ thể.

Câu 8: Vi khuẩn nào gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại?

  • A. Vi khuẩn E coli
  • B. Vi khuẩn Myoma
  • C. Vi khuẩn Calixi
  • D. Cả vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi

Câu 9: Nạn chuột xuất hiện phá hoại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học do nguyên nhân nào? 

  • A. Do thiếu thuốc chuột
  • B. Do mèo bị bắt làm thực phẩm
  • C. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắt
  • D. Do rắn bị bắt làm đặc sản

Câu 10: Đặc điểm của động vật rất nguy cấp: 

  • A. Số lượng cá thể giảm 80%
  • B. Số lượng cá thể giảm 50%
  • C. Số lượng cá thể giảm 20%
  • D. Loài động vật quý hiếm được nuôi hoặc bảo tồn

Câu 11: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau?

  • A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau.
  • B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau.
  • C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

  • A. Do các hoạt động của con người.
  • B. Do các loại thiên tai xảy ra.
  • C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
  • D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.
  • B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.
  • C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.
  • D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.

Câu 14: Đặc điểm của động vật ít nguy cấp: 

  • A. Loài động vật quý hiếm được nuôi hoặc bảo tồn
  • B. Số lượng cá thể giảm 20%
  • C. Số lượng cá thể giảm 80%
  • D. Số lượng cá thể giảm 50%

Câu 15: Để bảo vệ động vật quý hiếm cần

  • A. Bảo vệ môi trường sống của động vật quý hiếm

  • B. Cấm săn bắn, buôn bán trái phép

  • C. Đẩy mạnh chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên

  • D. Tất cả các biện pháp trên

Câu 16: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

  • A. Số lượng loài trong quần thể.
  • B. Số lượng cá thể trong quần xã.
  • C. Số lượng loài.
  • D. Số lượng cá thể trong một loài.

Câu 17: Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng: 

  • A. Thấp
  • B. Trung bình
  • C. Cao
  • D. Rất thấp

Câu 18: Số loài động vật trên Trái Đất là

  • A. 1 triệu loài
  • B. 1,5 triệu loài
  • C. 2 triệu loài
  • D. 2,5 triệu loài

Câu 19: Rắn sa mạc có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

  • A. Màu lông nhạt, giống màu cát
  • B. Chui rúc vào sâu trong cát
  • C. Di chuyển bằng cách quăng thân d
  • D. Tất cả đặc điểm trên đều đúng

Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

  • A. Di chuyển bằng cách quăng thân.
  • B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.
  • C. Có khả năng di chuyển rất xa.
  • D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

Câu 21: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau? 

  • A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau
  • B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau
  • C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau
  • D. Cả ba ý trên đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 7

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

CHƯƠNG 2: NGÀNH RUỘT KHOANG

CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH GIUN

CHƯƠNG 4: NGÀNH THÂN MỀM

CHƯƠNG 5: NGÀNH CHÂN KHỚP

CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

CHƯƠNG 7: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 8: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.