Câu 1: Nơi động vật ra đời đầu tiên là:
- A. Vùng nhiệt đới châu Phi.
-
B. Biển và đại dương.
- C. Ao, hồ, sông, ngòi.
- D. Cả A, B, C.
Câu 2: Chỗ bắt đầu của chuỗi thần kinh bụng giun đất ở
- A. Hạch não.
-
B. Vòng thần kinh hầu.
- C. Hạch dưới hầu.
- D. Hạch ở vùng đuôi.
Câu 3: Bộ phận tương tự “tim" của giun đất nằm ở
- A. Mạch lưng.
- B. Mạch vòng.
- C. Mạch bụng.
-
D. Mạch vòng vùng hầu.
Câu 4: Những sâu bọ có "nhà ở" (biết làm tổ) là
-
A. Ong.
- B. Tằm dâu.
- C. Bướm cải.
- D. Chuồn chuồn.
Câu 5: Vây lưng và vây hậu môn có vai trò
- A. Giữ thăng bằng cho cá.
- B. Giúp cá bơi hướng lên trên hoặc xuống dưới.
-
C. Giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả.
- D. Làm cá tiến lên phái trước khi bơi.
Câu 6: Tên bộ phận ống tiêu hóa có ở trai sông là
- A. Miệng và tấm miệng.
- B. Dạ dày, gan, ruột, hậu môn.
- C. Hầu, thực quản.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 7: Động vật nguyên sinh gây bệnh cho người là
- A. Trùng biến hình.
- B. Trùng roi.
- C. Trùng giày.
-
D. Trùng bào tử.
Câu 8: Trùng biến hình có tên gọi như vậy là do
-
A. Di chuyển bằng chân giả.
- B. Cơ thể cấu tạo đơn giản nhất.
- C. Cơ thể trong suốt.
- D. Không nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
Câu 9: Dạng hệ thần kinh của châu chấu là:
- A. Dạng lưới.
- B. Tế bào rải rác.
-
C. Dạng chuỗi hạch.
- D. Cả A, B và C.
Câu 10: Giun đốt có khoảng bao nhiêu loài ?
-
A. Trên 9 nghìn loài.
- B. Dưới 9 nghìn loài.
- C. Trên 10 nghìn loài.
- D. Dưới 10 nghìn loài.
Câu 11: Sứa bơi lội trong nước nhờ
- A. Tua miệng phát triển và cử động linh hoạt.
-
B. Dù có khả năng co bóp.
- C. Cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước.
- D. Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn.
Câu 12: Giun đũa di chuyển nhờ
- A. Cơ dọc.
- B. Chun giãn cơ thể.
- C. Cong và duỗi cơ thể.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 13: Ở cơ thể thủy tức, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô-bì cơ nằm ở
-
A. Lớp ngoài.
- B. Lớp trong.
- C. Tầng keo.
- D. Cả A, B và C.
Câu 14: Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái hoàn toàn là :
- A. Trứng - Ấu trùng.
- B. Trứng – Trưởng thành.
- C. Trứng- Ấu trùng – Trưởng thành.
-
D. Trứng - Ấu trùng – Nhộng – Trưởng thành.
Câu 15: Các lớp cá gồm
-
A. Lớp cá sụn và lớp cá xương.
- B. Lớp cá sụn và lớp cá chép.
- C. Lớp cá xương và lớp cá chép.
- D. Lớp cá sụn, lớp cá xương và lớp cá chép.
Câu 16: Số đôi chân bò ở cơ thể tôm sông là:
- A. 3 đôi.
-
B. 5 đôi.
- C. 4 đôi.
- D. 6 đôi.
Câu 17: Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ:
- A. Mặt bụng.
- B. Bên hông.
-
C. Mặt lưng.
- D. Lưng bụng đều được.
Câu 18: Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở
- A. Đầu.
-
B. Đốt đuôi.
- C. Giữa cơ thể.
- D. Đai sinh dục.
Câu 19: Vỏ cuticun và lớp cơ ở giun tròn đóng vai trò
- A. Hấp thụ thức ăn.
-
B. Bộ xương ngoài.
- C. Bài tiết sản phẩm.
- D. Hô hấp, trao đổi chất.
Câu 20: Tim sâu bọ (đại diện là châu chấu) có cấu tạo :
- A. Hình ống.
- B. Hai ngăn.
- C. Một ngăn.
-
D. Nhiều ngăn.
Câu 21: Sự trao đổi khí ở ốc sên ở
-
A. Phổi.
- B. Bề mặt cơ thể.
- C. Mang.
- D. Cả A, B và C.
Câu 22: Tôm kiếm ăn vào lúc nào ?
-
A. Chập tối.
- B. Ban đêm.
- C. Sáng sớm.
- D. Ban ngày.
Câu 23: Máu của nhện màu :
- A. Đỏ.
- B. Vàng.
- C. Xanh.
-
D. Không màu sắc.
Câu 24: Cấu tạo ngoài của cá chép có các đặc điểm
- A. Thân cá hình thoi ngắn với đầu thành một khối vững chắc, có hai đôi râu, mắt không có mi
- B. Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy.
- C. Có các vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi, vây ngực và vây bụng
-
D. Cả A, B và C.
Câu 25: Cây thủy sinh có thủy tức bám (được coi là cây chỉ thị của chúng)
- A. Cây sen.
- B. Rong đuôi chó.
- C. Bèo tấm.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 26: Vỏ trai được hình thành từ
- A. Lớp sừng.
-
B. Bờ vạt áo.
- C. Thân trai.
- D. Chân trai.
Câu 27: Máu thân mềm được lọc các chất bài tiết ở
- A. Dạ dày.
-
B. Thận.
- C. Gan.
- D. Tim.
Câu 28: Bộ phận nào của tôm sông có tác dụng bắt mồi và bò:
- A. Chân hàm.
- B. Chân bơi.
-
C. Chân ngực.
- D. Tấm lái.
Câu 29: Giun đất lưỡng tính nhưng thụ tinh theo hình thức
- A. Tự thụ tinh.
- B. Thụ tinh ngoài.
-
C. Thụ tinh chéo.
- D. Cả A, B và C.
Câu 30: Tuyến độc nhện nằm ở
- A. Chân bò.
- B. Chân xúc giác.
-
C. Kìm.
- D. Núm tuyến cơ.