Câu 1: Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?
-
A. Trai sông là động vật lưỡng tính.
- B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.
- C. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.
- D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.
Câu 2: Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?
- A. Lớp ngoài của tấm miệng.
- B. Lớp trong của tấm miệng.
- C. Lớp trong của áo trai.
-
D. Lớp ngoài của áo trai.
Câu 3: Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là
- A. giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.
-
B. giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.
- C. giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.
- D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 4: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau.
Vỏ trai sông gồm …(1)… gắn với nhau nhờ …(2)… ở …(3)….
- A. (1): hai mảnh; (2): áo trai; (3): phía bụng
- B. (1): hai mảnh; (2): cơ khép vỏ; (3): phía lưng
-
C. (1): hai mảnh; (2): bản lề; (3): phía lưng
- D. (1): ba mảnh; (2): bản lề; (3): phía bụng
Câu 5: Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?
- A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.
-
B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
- C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là sai?
- A. Sống ở biển.
- B. Có giá trị thực phẩm.
- C. Là đại diện của ngành Thân mềm.
-
D. Có lối sống vùi mình trong cát.
Câu 7: Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
- A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù.
- B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.
-
C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ.
- D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
Câu 8: Việc trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.
- B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng không bị các động vật khác ăn mất.
- C. Giúp tăng khả năng phát tán của ấu trùng.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 9: Phương pháp tự vệ của trai là
- A. tiết chất độc từ áo trai.
- B. phụt mạnh nước qua ống thoát.
-
C. co chân, khép vỏ.
- D. Cả A và C đều đúng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là đúng?
-
A. Có 8 tua dài, thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
- B. Có 10 tua dài, thích nghi với lối sống di chuyển chậm chạp.
- C. Có khả năng nguỵ trang, tự vệ bằng cách vùi mình trong cát.
- D. Có tập tính đào lỗ để đẻ trứng.
Câu 11: Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?
- A. Vùi mình sâu vào trong cát.
-
B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.
- C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.
- D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?
-
A. Thần kinh, hạch não phát triển.
- B. Di chuyển tích cực.
- C. Môi trường sống đa dạng.
- D. Có vỏ bảo vệ.
Câu 13: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Ốc vặn sống ở …(1)…, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong …(2)… ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.
- A. (1): nước mặn; (2): tua miệng
- B. (1): nước lợ; (2): khoang áo
-
C. (1): nước ngọt; (2): khoang áo
- D. (1): nước lợ; (2): tua miệng
Câu 14: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?
-
A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.
- B. Làm sạch môi trường nước.
- C. Có giá trị về mặt địa chất.
- D. Làm thức ăn cho các động vật khác.
Câu 15: Trai sông và ốc vặn giống nhau ở đặc điểm nào dưới đây?
-
A. Nơi sinh sống.
- B. Khả năng di chuyển.
- C. Kiểu vỏ.
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 16: Ngành Thân mềm có số lượng loài là
- A. khoảng 50 nghìn loài.
- B. khoảng 60 nghìn loài.
-
C. khoảng 70 nghìn loài.
- D. khoảng 80 nghìn loài.
Câu 17: Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “hóa thạch sống”?
- A. Ốc sên.
- B. Ốc vặn.
- C. Ốc xà cừ.
-
D. Ốc anh vũ.
Câu 18: Động vật nào dưới đây sống ở biển, có 8 tua và mai lưng tiêu giảm?
-
A. Bạch tuộc.
- B. Sò.
- C. Mực.
- D. Ốc sên.
Câu 19: Những loài trai nào sau đây đang được nuôi để lấy ngọc?
- A. Trai cánh nước ngọt và trai sông.
-
B. Trai cánh nước ngọt và trai ngọc ở biển.
- C. Trai tượng.
- D. Trai ngọc và trai sông.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai?
- A. Thân mềm.
- B. Hệ tiêu hóa phân hóa.
- C. Không có xương sống.
-
D. Không có khoang áo.
Câu 21: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?
- A. Có vỏ đá vôi.
-
B. Cơ thể phân đốt.
- C. Có khoang áo.
- D. Hệ tiêu hoá phân hoá.
Câu 22: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
- A. Có giá trị về xuất khẩu.
- B. Làm sạch môi trường nước.
- C. Làm thực phẩm.
-
D. Dùng làm đồ trang trí.
Câu 23: Mai của mực thực chất là
- A. khoang áo phát triển thành.
- B. tấm miệng phát triển thành.
-
C. vỏ đá vôi tiêu giảm.
- D. tấm mang tiêu giảm.
Câu 24: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
- A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.
- B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.
-
C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.
- D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang.
Câu 25: Cơ thể tôm có mấy phần
-
A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
- B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
- C. Có 2 phần là thân và các chi
- D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
Câu 26: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.
-
B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
- C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.
- D. Giúp trứng nhanh nở.
Câu 27: Tôm có thể định hướng và phát hiện mồi là do có
- A. 2 đôi mắt và các chân bụng
- B. 2 đôi râu và tấm lái
- C. Các chân hàm và chân ngực
-
D. 2 đôi mắt và 2 đôi râu
Câu 28: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?
-
A. Là động vật lưỡng tính.
- B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.
- C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
- D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.