Bước tiến hóa tiếp theo của động vật có xương sống là hình thành lớp Chim. Đặc điểm của đại diện phổ biến của lớp này là chim Bồ câu sẽ được tìm hiểu trong bài 41. Sau đây, ConKec tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài.
A. Lý thuyết
I. Đời sống
- Là động vật hằng nhiệt
- Sống trên cây, bay giỏi
- Tập tính làm tổ
- Sinh sản:
- Thụ tinh trong
- Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi
- Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều
II. Cấu tạo ngoài và di chuyển
1. Cấu tạo ngoài
- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
- Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
- Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
- Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
- Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
- Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
2. Di chuyển
- Chim có 2 kiểu bay:
- Bay lượn
- Bay vô cánh
B. Bài tập & Lời giải
Câu 2: Trang 137 - sgk Sinh học 7
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.