Giải sinh 7 bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông

Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, ConKec xin chia sẻ bài Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông Sinh học lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt

I. Yêu cầu

  • Củng cố kĩ thuật mổ động vật không xương sống, biết sử dụng các dụng cụ mổ.
  • Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.
  • Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, biết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình vẽ đã vẽ sẵn trong sách

II. Chuẩn bị

  • Học kĩ các kiến thức ở bài 22 về tôm sông.
  • Tôm sông sống. Để giữ tôm sống, thả chúng vào bình nước và cho vào bình ít cây rong ở trên.
  • Khay mổ, dụng cụ mổ, lúp cầm tay, lúp bàn.

III. Nội dung

1. Mổ và quan sát mang tôm

  • Mổ khoang mang tôm theo hai bước:
    • Dùng kẹp nâng và cắt theo dương chấm, gạch.
    • Khẽ gỡ một chân ngực kèm lá mang ở gốc.
  • Quan sát bằng kính lúp có độ phóng đại lớn.

Giải sinh 7 bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông

2. Mổ và quan sát cấu tạo trong

a, Cách mổ tôm

Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim rồi mổ theo hai bước:

  • Bước 1: Dùng kẹp nâng, kéo cắt 2 đường AB và A'B' song song, đến gốc 2 mắt kép thì cắt đường ngang BB'
  • Bước 2: Cắt 2 đường AC và A'C' ngược xuống phái đuôi.

Giải sinh 7 bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông

Sau đó:

  • Đổ ngập nước cơ thể tôm
  • Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài và bắt đầu quan sát.

b, Cơ quan tiêu hóa

  • Ống tiêu hóa ở tôm có thực quản ngắn, miệng kề ngay dạ dày.
  • Dạ dày thuôn về phía sau, có màu tối. Hai bên phần sau dạ dày là tuyến gan có màu vàng nhạt.
  • Ruột tôm có màu hồng thẫm, rất mảnh và đổ thẳng ra hậu môn ở dưới đuôi tôm.

Giải sinh 7 bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông

c, Cơ quan thần kinh

  • Dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội tạng ra, kể cả các khối cơ ở phần ngực và phần bụng.

IV. Thu hoạch

* Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp dưới nước của mang và chú thích trực tiếp vào hình thay cho các con số: 1, 2, 3, 4.

Hướng dẫn:

  • 1. Lá mang.
  • 2. Cấu tạo hình lông chim của lá mang.
  • 3. Bó cơ.
  • 4. Đốt gốc chân ngực.

* Hoàn thành các chú thích ở các hình 23.3 B,C thay cho các chữ số.

Hướng dẫn:

  • Hình 23.3B
    • 3. Dạ dày
    • 4. Tuyến gan
    • 6. Ruột
  • Hình 23.3C
    • 1. Hạch não
    • 2. Vòng thần kinh hầu
    • 5. Chuỗi thần kinh ngực
    • 7. Chuỗi thần kinh bụng

Xem thêm các bài Giải sgk sinh học 7, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk sinh học 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

CHƯƠNG 2: NGÀNH RUỘT KHOANG

CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH GIUN

CHƯƠNG 4: NGÀNH THÂN MỀM

CHƯƠNG 5: NGÀNH CHÂN KHỚP

CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

CHƯƠNG 7: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 8: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.