Câu 1: Đặc điểm nào không đúng đối với đột biến đa bội?
-
A. Không có khả năng sinh giao tử bình thường
- B. Cơ quan sinh dưỡng lớn,chống chịu tốt
- C. Sinh tổng hợp các chất mạnh
- D. Thường gặp ở thực vật
Câu 2: Trong thực tế, cơ thể tam bội thường bất thụ vì:
- A. các giao tử bất thường sẽ mất cân bằng hệ gen có khả năng thụ tinh bình thường, sinh ra con chỉ có khả năng sinh sản sinh dưỡng
- B. trong quá trình giảm phân tạo ra giao tử đơn bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác
- C. không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân nên không tạo ra giao tử bình thường
-
D. xác suất để tạo ra giao tử đơn bội của cơ thể tam bội là rất nhỏ nên xác suất để các giao tử bình thường kết hợp với nhau tạo ra hợp tử 2n lại nhỏ hơn nữa
Câu 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Ở thể tam nhiễm, hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được với hạt phấn n, còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ ở đời con là 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?
- A. Mẹ Aaa x Bố AA
-
B. Mẹ Aa x Bố Aaa
- C. Mẹ AAa x Bố AA
- D. Mẹ Aa x Bố AAA
Câu 4: Thể đa bội lẻ:
-
A. Không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường
- B. Có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội
- C. Có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1
- D. Có khả năng sinh sản hữu tính bình thường
Câu 5: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 NST và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cở sở khoa học của khẳng định trên là:
-
A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các NST trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau về hình dạng và kích thước
- B. số NST trong tế bào là bội số của 4 nên bộ NST 1n= 10 và 4n= 40
- C. các NST tồn tại thành cặp tương đồng gồm hai chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau
- D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt
Câu 6: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra cây tam bội mang kiểu gen Aaa?
- A. Tác động consixin trong quá trình nguyên phân của cây Aa
- B. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của cả bố mẹ trong phép lai Aa x Aa.
- C. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.
-
D. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của một bên bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.
Câu 7: Một hợp tử của một loài nguyên phân bình thường 3 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 147 NST đơn. Biết rằng loài nói trên có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Cơ chế đã tạo ra hợp tử nói trên là
- A. không hình thành thoi phân bào trong quá trình nguyên phân
- B. không hình thành thoi phân bào trong giảm phân ở tế bào sinh giao tử của cả bố và mẹ
-
C. không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân
- D. một cặp NST nào đó đã không phân li trong giảm phân
Câu 8: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một NST của cặp số 3 và mộ NST của cặp số 6 không phân li, các NST khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ NST là:
- A. 2n+ 1- 1 và 2n- 2- 1 hoặc 2n+ 2+ 1 và 2n- 1+ 1
- B. 2n+ 1+ 1 và 2n- 2 hoặc 2n+ 2 và 2n - 1- 1
- C. 2n+ 2 và 2n- 2 hoặc 2n+ 2+ 1 và 2n- 2- 1
-
D. 2n+ 1+ 1 và 2n- 1- 1 hoặc 2n+ 1- 1 và 2n-1 + 1
Câu 9: Sự không phân li của cả bộ nhiễm sắc thể 2n ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên
-
A. Cành tứ bội trên cây lưỡng bội
- B. Thể tứ bội
- C. Cành dị đa bội trên cây lưỡng bội
- D. Thể bốn
Câu 10: Ở ngô, bộ NST 2n= 20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn đnag ở kì sau của quá trình nguyên phân là:
-
A. 44
- B. 20
- C. 80
- D. 22
Câu 11: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?
- AAAA.
- AAAa.
- AAaa.
- Aaaa.
- aaaa.
Phương án đúng là:
- A. (1), (2) và (3)
-
B. (1), (3) và (5)
- C. (1), (2) và (4)
- D. (1), (4) và (5)
Câu 12: Một tế bào sinh dục xét cặp NST tương đồng có 2 NST trong đó 1 NST có nguồn gốc từ bố là A; 1 NST có nguồn gốc từ mẹ là a
Cho các phát biểu sau:
- Nếu giảm phân bị rối loại xảy ra trên cặp NST đó ở lần phân bào I có thể xuất hiện các giao tử Aa, O
- Nếu giảm phân bị rối loạn xảy ra trên cặp NST đó ở lần phân bào II có thể xuất hiện các giao tử AA, aa, O
- Tế bào giảm phân bình thường không có đột biến sẽ cho tối đa 2 loại giao tử
- Các loại giao tử do rối loạn xảy ra ở lần phân bào I hoặc II kết hợp với các loại giao tử bình thường thì sẽ có tối đa 6 kiểu hợp tử dạng 2n- 1 và 2n+ 1
Số phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 13: Ở mộ loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
-
A. AAb, aab, b
- B. Aab, b, Ab, ab
- C. AAbb
- D. Abb, abb, Ab, ab
Câu 14: Bộ NST lưỡng bội bình thường của một loài có 12 NST, trong tế bào cá thể B chỉ có 1 NST ở cặp thứ 4, các cặp NST còn lại đều bình thường. Cá thể đó bị đột biến thuộc dạng
-
A. thể một
- B. thể đa bội lẻ
- C. thể đơn bội lẻ
- D. thể tam bội
Câu 15: Điểm khác nhau giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội là
-
A. Nguồn gốc nhiễm sắc thể
- B. Hình dạng nhiễm sắc thể
- C. Kích thước nhiễm sắc thể
- D. Số lượng nhiễm sắc thể
Câu 16: Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu được F1 đều có quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn hai cây F1 để giao phấn với nhau. Ở F2 thu được 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về hai cây F1 nói trên?
-
A. Một cây là 4n và cây còn lại là 2n do tứ bội hóa không thành công
- B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do tứ bội hóa đều thành công
- C. Cả 2 cây F2 đều là 2n do tứ bội hóa không thành công
- D. Có 1 cây là 4n và 1 cây là 3n
Câu 17: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
- A. sự thụ tinh của 2 giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau
- B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này
- C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li
-
D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li
Câu 18: Cơ chế phát sinh các giao tử (n-1) và (n+1) là do
-
A. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân
- B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi
- C. thoi phân bào không được hình thành
- D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân
Câu 19: Ở một loài thực vật (2n=22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 cromatit. Hợp tử này là dạng bột biến
- A. thể bốn
- B. thể ba
- C. thể không
-
D. thể một
Câu 20: Gen D có 540 nucleotit loại G, gen d có 450 G. F1 có kiểu gen Dd lai với nhau, F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X. Hợp tử đó có kí hiệu bộ gen là
- A. DDD
-
B. Ddd
- C. DDdd
- D. Dddd