A. Lý thuyết
I. Học thuyết tiến hóa Lamac
- Lamac thấy được các loài bị biến đổi dưới tác động của môi trường nhưng cơ chế mà Lamac đưa ra để giải thích cho những biến đổi đó lại không có cơ sở khoa học:
- Nguyên nhân phát sinh loài mới là sự thay đổi chậm chạp và liên tục của môi trường
- Cơ chế biến đổi thành loài mới: các loài chủ động thay đổi các tạp quán hoạt động 1 cách chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường
- Những đặc điểm thích nghi được hình thành do tương tác của sinh vật với môi trường được di truyền cho các thế hệ sau
II. Học thuyết tiến hóa Đacuyn
- Quan sát và suy luận của Đacuyn:
- Xu hướng sinh sản số lượng con nhiều hơn số con sống sót đến tuổi sinh sản
- Xu hướng duy trì kích thước không đổi của quần thể
- Các cá thể cùng loài thường đa dạng, có nhiều đặc điểm khác nhau
- Đacuyn đưa ra cơ chế tiến hóa chính là CLTN, qua đó giải thích sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới.
- Các loài giống nhau là do được phát sinh từ cùng một nguồn gốc chung
- CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
- Đối tường của CLTN là các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 112 - sgk Sinh học 12
Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 112 - sgk Sinh học 12
Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.
Xem lời giải
Câu 4: Trang 112 - sgk Sinh học 12
Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Xem lời giải
Câu 5: Trang 112 - sgk Sinh học 12
Câu nào trong số các câu nêu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?
A. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.
B. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các cá thể.
C. CLTN thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đại sinh sản của các cá thể
D. Không có câu nào ở trên là đúng.