A. Lý thuyết
I. Khái niệm hệ sinh thái
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã)
- Trong hệ sinh thái, các sinh vật tác động lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định
II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
- Gồm 2 phần:
- Thành phần vô sinh
- Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật)
- Sinh vật sản xuất
- Sinh vật tiêu thụ
- Sinh vật phân giải
III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất
1. Các hệ sinh thái tự nhiên
a. Các hệ sinh thái trên cạn
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
- Hệ sinh thái sa mạc
- Hệ sinh thái hoang mạc
- Hệ sinh thái sa van đồng cỏ
- Hệ sinh thái thảo nguyên
- Hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới
- Hệ sinh thái rừng thông phương Bắc
- Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới
b. Các hệ sinh thái dưới nước
- Hệ sinh thái nước mặn
- Hệ sinh thái nước ngọt
2. Các hệ sinh thái nhân tạo
- Là hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người
- Trong hệ sinh thái, con người bổ sung thêm nguồn vật chất và năng lượng bằng các biện pháp cải tạo
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 190 - sgk Sinh học 12
Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 190 - sgk Sinh học 12
Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 190 - sgk Sinh học 12
Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
Xem lời giải
Câu 4: Trang 190 - sgk Sinh học 12
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
A. Hệ sinh thái biển.
B. Hệ sinh thái thành phố.
C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
D. Hệ sinh thái nông nghiệp.