Giải bài 14 sinh 12: Thực hành lai giống

Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, ConKec xin chia sẻ bài Thực hành: Lai giống Sgk Sinh học lớp 12. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn

Nội dung bài học gồm hai phần

  • Lý thuyết về lai giống
  • Nội dung thực hành

A. Lý thuyết

Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen:

  • Tạo dòng thuần chủng về từng cặp tính trạng
  • Lai các dòng thuần chủng và phân tích thế hệ lại
  • Xử lí số liệu bằng toán thống kê => đưa ra giả thuyết
  • Thí nghiệm chứng minh giả thuyết

B. Nội dung thực hành

I. Mục tiêu

  • Rèn luyện kĩ năng bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu di truyền học: tự bố trí thí nghiệm lai, tạo giống thuần chủng, đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê $\chi ^{2}$.
  • Rèn luyện phương pháp nghiên cứu di truyền học thông qua các băng hình, ghi lại quá trình lai tạo giống, sau đó đánh giá kết quả lai dược cung cấp bởi các nhà di truyền học hoặc chính bởi thầy cô giáo.

II. Chuẩn bị

Tùy thuộc vào điều kiện của từng trường có thể chuẩn bị một trong số giống sau:

  • Cây cà chua bố mẹ
  • Các giống cá cảnh như: cá khổng tước, cá kiếm, cá mún,...
  • Ruồi giấm

III. Nội dung và cách tiến hành

1. Lai giống thực vật

a, Khử nhị trên cây mẹ:

  • Chọn những hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn).
  • Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được. Nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay để giữ lấy nụ hoa.
  • Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một, cần làm nhẹ tay tránh để đầu nhụy và bầu nhụy bị thương tổn.
  • Trên mỗi chùm chọn 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác.
  • Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.

b, Thụ phấn:

  • Chọn những hoa đã nở xoà, đầu nhị to màu xanh sẫm, có dịch nhờn.
  • Thu hạt phấn trên cây bố: chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và trắng.
  • Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.
  • Dùng bút lông chà nhẹ trên các bao phấn để hạt phấn bung ra.
  • Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhụy hoa của cây mẹ đã khử nhị.
  • Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai.

c, Chăm sóc và thu hoạch

  • Tưới nước đầy đủ.
  • Khi quả lai chín thì thu hoạch, cẩn thận tránh nhầm lẫn các công thức lai.
  • Bổ từng quả trải hạt lên tờ giấy lọc ghi công thức lai và thứ tự quả lên tờ giấy đó.
  • Phơi khô hạt ở chổ mát khi cầ gieo thì ngâm tờ giấy đó vào nước lã hạt sẽ tách ra.

d, Xử lí kết quả lai:

  • Kết quả thí nghiệm được tổ hợp lại và xử lí theo phương pháp thống kê $\chi ^{2}$

$\chi ^{2}=\frac{\sum (O-E)^{2}}{E}$

  • Trong đó: O là số liệu quan sát (tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai)

2. Lai giống ở động vật

a, Các bước tiến hành

  • Dùng dòng thuần chủng đã được tạo để nuôi cách li cá đực và cá cái khi chúng đạt được 20 ngày tuổi.
  • Ghép cặp (nuôi chung) để tiến hành lai khi chúng đạt 3 – 5 tháng tuổi.
  • Thống kê kết quả.

b, Kết quả

  • Cá kiếm:

+ Lai cá kiếm mắt đen thuần chủng với cá kiếm mắt đỏ thuần chủng ⇒ thu được 100% cá kiếm mắt đen. Cho các con cá kiếm thu được lai với nhau thu được 3 cá kiếm mắt đen: 1 cá kiếm mắt đỏ.

+ Lai cá kiếm mắt đen thuần chủng với cá kiếm mắt đen thuần chủng thu được 100% cá kiếm mắt đen.

+ Lai cá kiếm mắt đỏ thuần chủng với cá kiếm mắt đỏ thuần chủng được 100% cá kiếm mắt đỏ.

  • Cá mún:

+ Lai cá mún mắt xanh thuần chủng với cá kiếm mắt đỏ thuần chủng thu được 100% mắt xanh. Cho lai các cá thể mắt hồng ở đời con thu được 1 mắt hồng: 1 mắt đỏ.

+ Lai cá mún mắt xanh thuần chủng với cá kiếm mắt xanh thuần chủng thu được 100% mắt xanh.

+ Lai cá mún mắt đỏ thuần chủng với cá kiếm mắt đỏ thuần chủng thu được 100% mắt mắt đỏ.

  • Cá khổng tước

+ Lai cá khổng tước đực có vây lưng hình dải dài thuần chủng với cá cái không có vây lưng hình dải dài thu được 100% cá có vây lưng hình dải dài.

c, Giải thích

  • Cá kiếm:

+ Tính trạng màu mắt cá kiếm do 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định và tính trạng màu mắt đen trội hoàn toàn so với màu mắt đỏ.

  • Cá mún:

+ Tính trạng màu mắt ở cá mún do 1 gen có 2 alen quy định nằm trên NST thường và màu mắt xanh trội không hoàn toàn so với màu mắt đỏ.

  • Cá khổng tước

+ Tính trạng hình dạng vảy trên lưng do gen nằm trên NST X quy định và tính trạng có vây lưng hình dải dài trội so với tính trạng không có vây lưng hình dải dài.

Xem thêm các bài Giải sgk sinh học 12, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk sinh học 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.

PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I: CƠ THỂ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

PHẦN 6: TIẾN HÓA

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ THỂ TIẾN HÓA

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT 

CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.