A. Lý thuyết
I. Khái niệm và các dạng đột biến
1. Khái niệm
- Đột biến gen là những biến đổi trogn cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp nucleotit.
2. Các dạng đột biến
- Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
- Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nucleotit
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến
1. Nguyên nhân
- do tác động lí, hóa ở môi trường hoặc dối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào gây sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN, sai hỏng ngẫu nhiên.
2. Cơ chế phát sinh đột biến
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN
- Các bazo nito dạng hiếm bị thay đổi vị trí liên kết H gây kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
b. Tác động của các tác nhân gây đột biến
- các tác nhân vật lí (tia UV,...), hóa học (5 - brom uranin, ...), sinh học (virut, ...)
II. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
1. Hậu quả của đột biến gen
- Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến.
- Mức độ có hại hay có lợi của gen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như tùy thuộc vào tổ hợp gen.
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
a. Đối với tiến hóa
- Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau => cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
b. Đối với thực tiễn
- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến thường gặp và hậu quả của nó.
Xem lời giải
Câu 2: Nêu một số cơ chế phát sinh đôt biến gen
Xem lời giải
Câu 3: Hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Xem lời giải
Câu 4: Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
Xem lời giải
Câu 5: Hãy chọn câu đúng trong số các câu sau đây nói về đột biến điểm.
A. Trong số các loại đột biến điểm thì đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
C. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.