Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền:

  • A. phân li độc lập. 
  • B. liên kết hoàn toàn.
  • C. liên kết không hoàn toàn. 
  • D. tương tác gen

Câu 2: Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 6.

Câu 3: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

  • A. nhân đôi ADN và phiên mã.
  • B. nhân đôi ADN và dịch mã.
  • C. phiên mã và dịch mã.
  • D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?

  • A. $\frac{1}{4}$.
  • B. $\frac{9}{16}$.
  • C. $\frac{1}{16}$.
  • D. $\frac{3}{8}$.

Câu 5: Thường biến là những biến đổi về

  • A. cấu trúc di truyền.
  • B. kiểu hình của cùng một kiểu gen.
  • C. bộ nhiễm sắc thể. 
  • D. một số tính trạng.

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:

  • A. AAa x AAa. 
  • B. AAa x AAaa.
  • C. AAaa x AAaa. 
  • D. A, B, C đúng.

Câu 7: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

  • A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. 
  • B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.
  • C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.
  • D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y.

Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

  • A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
  • B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
  • C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
  • D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 9: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

  • A. XMXm x  XmY.
  • B. XMXx  X MY.
  • C. XMXx  X MY.
  • D. XMXx  XmY.

Câu 10: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?

  • A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.
  • B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.
  • C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.
  • D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.

Câu 11: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

  • A. tính chất của nước ối.
  • B. tế bào tử cung của ngưới mẹ.
  • C. tế bào phôi bong ra trong nước ối.
  • D. nhóm máu của thai nhi.

Câu 12: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:

  • A. AaBbDDdEe và AaBbdEe.
  • B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
  • C. AaBbDDddEe và AaBbEe.  
  • D. AaBbDddEe và AaBbdEe.

Câu 13: Ở người gen IA quy định máu A, gen IB quy định máu B, IOIO quy định máu O, IAIB quy định máu AB. Một quần thể người khi đạt trạng thái cân bằng có số người mang máu B (kiểu gen IBIB và IBIO) chiếm tỉ lệ 21%, máu A (kiểu gen IAIA và IAIO) chiếm tỉ lệ 45%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm 30%, còn lại là máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB, IO trong quần thể này là:

  • A. IA = 0,5, IB = 0,3, IO = 0,2.
  • B. IA = 0,6, IB = 0,1, IO = 0,3.
  • C. IA = 0,4, IB = 0,2, IO = 0,4.
  • D. IA = 0,2 , IB = 0,7 , IO = 0,1.

Câu 14: Trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng gây hiện tượng

  • A. chuyển đoạn.
  • B. lặp đoạn.
  • C. đảo đoạn.
  • D. hoán vị gen.

Câu 15: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng?

  • A. $\frac{AB}{ab}$.
  • B. $\frac{Ab}{Ab}$.
  • C. $\frac{Aa}{bb}$.
  • D. $\frac{Ab}{ab}$

Câu 16: Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến

  • A. thay thế cặp nuclêôtit. 
  • B. thêm cặp nuclêôtit. 
  • C. mất đoạn nhiễm sắc thể.
  • D. mất cặp nuclêôtit.

Câu 17: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

  • A. tháo xoắn phân tử ADN.
  • B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
  • C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. 
  • D. nối các đoạn Okazaki với nhau.

Câu 18: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)

  • A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
  • B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
  • C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
  • D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. 

Câu 19: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu gen đồng hợp từ số quả đỏ ở F1 là:

  • A. $\frac{1}{16}$.
  • B. $\frac{6}{27}$.
  • C. $\frac{12}{27}$.
  • D. $\frac{4}{27}$. 

Câu 20: Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:

  • A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. 
  • B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
  • C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. 
  • D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa.

Câu 21: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng đều chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba khác nhau về bộ NST?

  • A. 7. 
  • B. 14.
  • C. 35.
  • D. 21.

Câu 22: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen?

  • A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu.
  • B. Tạo ra cừu Đôly.
  • C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín.
  • D. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.

Câu 23: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

  • A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
  • B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ.
  • C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.
  • D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.

Câu 24: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể $\frac{Ab}{aB}$ (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau.

  • A. 8% 
  • B. 16% 
  • C. 1%
  • D. 24%

Câu 25: Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó: B quy định lông xám, b quy định lông nâu; A: át chế B và b cho màu lông trắng, a: không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F1 toàn thỏ lông trắng. Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ thỏ lông xám đồng hợp thu được ở F2 là:

  • A. $\frac{1}{8}$.
  • B. $\frac{1}{6}$.
  • C. $\frac{1}{16}$.
  • D. $\frac{3}{16}$.

Câu 26: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu?

  • A. 75%
  • B. 100%
  • C. 50% 
  • D. 25%

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền Menđen?

  • A. Sự phân chia của nhiễm sắc thể. 
  • B. Sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.
  • C. Sự tiếp hợp và bắt chéo nhiễm sắc thể.
  • D. Sự phân chia tâm động ở kì sau.

Câu 28: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là

  • A. AAbb  x  aaBb
  • B. Aabb  x  aaBb
  • C. AAbb  x  aaBB
  • D. Aabb  x  aaBB

Câu 29: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này?

  • A. P: Aa  x  Aa
  • B. P: Aa  x  AA 
  • C. P: AA  x  AA
  • D. P: XAXa  x  XAY

Câu 30: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGŸHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHŸGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:

  • A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
  • B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
  • C. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
  • D. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

Câu 31: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb.

  • A. 4 đỏ: 1 hồng: 3 trắng.
  • B. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng.
  • C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng.
  • D. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng

Câu 32: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là :

  • A. $\frac{1}{2}$.
  • B. $\frac{1}{4}$.
  • C. $\frac{1}{6}$.
  • D. $\frac{1}{8}$.

Câu 33: Gen không phân mảnh có

  • A. cả exôn và intrôn. 
  • B. vùng mã hoá không liên tục.
  • C. vùng mã hoá liên tục.  
  • D. các đoạn intrôn.

Câu 34: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là:

  • A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
  • B. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
  • C. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
  • D. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

Câu 35: Xét 2 alen W, w của một quần thể cân bằng với tổng số 225 cá thể, trong đó số cá thể đồng hợp trội gấp 2 lần số cá thể dị hợp và gấp 16 lần số cá thể lặn. Số cá thể có kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?

  • A. 36 cá thể.
  • B. 144 cá thể.
  • C. 18 cá thể.
  • D. 72 cá thể.

Câu 36: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể

  • A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
  • B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
  • C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
  • D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.

Câu 37: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm

  • A. thể dị hợp không thay đổi. 
  • B. sức sống của sinh vật có giảm sút.
  • C. xuất hiện các thể đồng hợp.
  • D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại.

Câu 38: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là

  • A. thể ba.
  • B. thể ba kép.
  • C. thể bốn.
  • D. thể tứ bội

Câu 39: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

  • A. kết thúc bằng Met.
  • B. bắt đầu bằng axit amin Met.
  • C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.
  • D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 40: Một cá thể có kiểu gen $\frac{AB}{ab} \frac{DE}{de}$. Nếu xảy ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần?

  • A. 9.
  • B. 4.
  • C. 8.
  • D. 16.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

 PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

HỌC KỲ

CHƯƠNG I: CƠ THỂ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

 

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

 

CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

 

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

 

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

 

PHẦN 6: TIẾN HÓA

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ THỂ TIẾN HÓA

 

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

 

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

 

CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT 

 

CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.