Câu 1: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì
-
A. không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể
- B. tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
- C. giúp phát tán đột biến trong quần thể.
- D. làm trung hòa tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn có hại được tồn tại trong quần thể.
Câu 2: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Tiến hóa nhot là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
-
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể
- C. Tiến hóa nhỏ không diễn ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
Câu 3: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Đó là dạng cách li:
- A. Tập tính
-
B. Cơ học
- C. Trước hợp tử
- D. Sau hợp tử
Câu 4: Tại sao từ 1 loài lại có thể hình thành loài khác hoặc 1 vài loài khác nhau trong khi nó vẫn chiếm địa bàn sinh sống như cũ?
- A. Do đột biến
- B. Do ngoại cảnh thay đổi
- C. Do áp lực của chọn lọc
-
D. Do quá trình đột biến, giao phối và CLTN theo con đường phân li
Câu 5: Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là
- A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống.
-
B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định
- C. những biến đổi do tập quán hoạt động
- D. biến dị di truyền
Câu 6: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Tiến hóa nhot là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
-
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- C. Tiến hóa nhỏ không diễn ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
Câu 7: Những bằng chứng tiến hóa chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung là
- A. cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự
- B. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự
-
C. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa
- D. cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa
Câu 8: Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới:
- A. Bằng chứng phôi sinh học.
-
B. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
- C. Bằng chứng sinh học phân tử.
- D. Bằng chứng tế bào học.
Câu 9: Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm chứng minh sự hình thành loài bằng cách li nào?
- A. Sinh thái
- B. Tập tính
-
C. Địa lí
- D. Lai xa và đa bội hoá
Câu 10: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở:
- A. Sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ
- B. Kết quả của quá trình lai xa khác loài
- C. Kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì
-
D. Kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần
Câu 11: Trong số các cặp cơ quan sau, có bao nhiêu cặp cơ quan phản ánh nguồn gốc chung của các loài
I. Tua cuốn của đậu và gai xương rồng.
II. Chân dế dũi và chân chuột chũi.
III. Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên.
IV. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật
- A. 1
- B. 4
- C. 3
-
D. 2
Câu 12: Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen là:
- A. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, biến động di truyền
-
B. Đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền
- C. Đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên
- D. Đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, biến động di truyền
Câu 13: Khi nào ta có thể kết luận chính xác 2 cá thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau?
- A. Hai cá thể đó sống trong các sinh cảnh khác nhau.
-
B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau, hoặc có giao phối với nhau nhưng không sinh ra con hoặc con bất thụ
- C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
- D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau
Câu 14: Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li
- A. Tập tính.
- B. Trước hợp tử.
- C. Cơ họ
-
D. Sau hợp tử.
Câu 15: Tại sao từ 1 loài lại có thể hình thành loài khác hoặc 1 vài loài khác nhau trong khi nó vẫn chiếm địa bàn sinh sống như cũ?
- A. Do đột biến
- B. Do ngoại cảnh thay đổi
- C. Do áp lực của chọn lọc
-
D. Do quá trình đột biến, giao phối và CLTN theo con đường phân li
Câu 16: Phương pháp nào sau đây t ạo được loài mớ i?
-
A. Dung hợp tế bào trần, nuôi tế bào lai phát triển thành cây, tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tinh invitro.
- B. Nuôi cấy hạt phấn tạo thành dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân lên thành dòng.
- C. Chọn dòng tế bào soma có biến dị, nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh và nhân lên thành dòng.
- D. Gây đột biến gen, chọ n lọc dòng đột biến mong muốn và nhân lên thành dòng.
Câu 17: Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T.speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
- A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
- B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
-
C. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
- D. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
Câu 18: Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì
- A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.
-
B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.
- C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.
- D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
Câu 19: Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật nhân thực?
-
A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình
- B. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn
- C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen
- D. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dể chịu ảnh hưởng của môi trường
Câu 20: Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ
- A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 4n = 28
- B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42
- C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42
-
D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42