Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Quần xã sinh vật

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Quần xã sinh vật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các đặc trung cơ bản của quần xã là

  • A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
  • B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
  • C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
  • D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã

Câu 2: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã cho

  • A. số lượng cá thể nhiều
  • B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
  • C. có khả năng tiêu diệt các loài khác
  • D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh

Câu 3: Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để

  • A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhu
  • B. tân dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao
  • C. thỏa mãn nhu cầu, thi hiếu khác nhau của con người
  • D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao

Câu 4: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng

  • A. cạnh tranh giữa các loài
  • B. khống chế sinh học
  • C. cạnh tranh cùng loài
  • D. đấu tranh sinh tồn

Câu 5: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

  • A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
  • B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
  • C. mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày
  • D. cạnh tranh khác loài

Câu 6: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

  • A. tỉ lệ nhóm tuổi
  • B. tỉ lệ tử vong
  • C. tỉ lệ đực - cái
  • D. độ đa dạng

Câu 7: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
  • B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
  • C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau vè ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
  • D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.

Câu 8: Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó mộ số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do

  • A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm
  • B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo
  • C. cá khai thác quá mức động vật nổi
  • D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo

Câu 9: Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loại kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ.

  • A. cộng sinh.
  • B. hợp tác.
  • C. hội sinh.
  • D. sinh vật ăn sinh vật khác.

Câu 10: Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?

  • A. Hỗ trợ cùng loài.
  • B. Kí sinh cùng loài.
  • C. Cạnh tranh cùng loài.
  • D. Vật ăn thịt – con mồi.

Câu 11: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

II. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.

III. Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.

IV. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

  • A. 2.     
  • B. 3.     
  • C. 4.     
  • D. 1.

Câu 12: Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?

  • A. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
  • B. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.
  • C. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt.
  • D. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.

Câu 13: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.

  • A. Cộng sinh.
  • B. Hợp tác.
  • C. Kí sinh.
  • D. Vật ăn thịt – con mồi.

Câu 14: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.
  • B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.
  • C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.
  • D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

Câu 15: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?

  • A. Phân bố đều.
  • B. Phân bố theo nhóm.
  • C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
  • D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 16: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
  • B. Sự phân tầng trong quần xã sẽ làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường làm tăng cạnh tranh khác loài.
  • C. Sự phân bố không đều của các nhân tố vô sinh là nguyên nhân chính dẫn tới sự phân tầng trong quần xã.
  • D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẻ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 17: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

  • A. nguyên sinh
  • B. thứ sinh
  • C. liên tục
  • D. phân hủy

Câu 18: Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra theo trinh tự như thế nào?

  • A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
  • B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
  • C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
  • D. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.

Câu 19: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:

(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Phương án đúng là:

  • A. (2), (3) và (4)
  • B. (1), (2) và (4)
  • C. (1), (3) và (4)
  • D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 20: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

I. Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống)

II. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

III. Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường

IV. Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực

Trong các thông tin nói trên, diễn thế thứ sinh có bao nhiêu thông tin?

  • A. 1     
  • B. 4     
  • C. 2    
  • D. 3

Câu 21: Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do

  • A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
  • B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
  • C. cá khai thác quá mức động vật nổi.
  • D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.

Câu 22: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự:

  • A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
  • B. Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
  • C. Thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
  • D. Thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.

Câu 23: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

(1) Môi trường chưa có sinh vật.

(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.

(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:

  • A. (1), (4), (3), (2).     
  • B. (1), (3), (4), (2).
  • C. (1), (2), (4), (3).     
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 24: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do

  • A. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự trùng nhau về ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
  • B. sự phân bố các nhân tố sinh thái giống nhau trong không gian, kết quả làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích
  • C. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của CLTN làm cân bằng khả năng sử dụng nguồn sống vì các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
  • D. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự phân li ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.

Câu 25: Ứng dụng quan trọng nhấy của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là

  • A. chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên
  • B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật
  • C. dự đoán được các quần xã sẽ tồn tại trước đó
  • D. dự đoán được quần xã sẽ thay thế trong tương lai

Câu 26: Trong quần xã sinh vật, nếu một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho cho loài khác, đó là mối quan hệ

  • A. sinh vật này ăn sinh vật khác
  • B. hợp tác
  • C. kí sinh
  • D. ức chế - cảm nhiễm

Câu 27: Có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về mối quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt?

(1) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

(2) Mối quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.

(3) Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

(4) Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn vật chủ.

  • A. 1       
  • B. 2
  • C. 3    
  • D. 4

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

 PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

HỌC KỲ

CHƯƠNG I: CƠ THỂ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

 

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

 

CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

 

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

 

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

 

PHẦN 6: TIẾN HÓA

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ THỂ TIẾN HÓA

 

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

 

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

 

CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT 

 

CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.