Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

  • A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’
  • B. 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’
  • C. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’
  • D. 3’GAU5’; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’

Câu 2: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?

  • A. Sử dụng đồng thười cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.
  • B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’
  • C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’
  • D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới

Câu 3: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có $\frac{T+X}{A+G}=0,25$ làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

  • A. A+G=80%; T+X=20%
  • B. A+G=20%; T+X=80%
  • C. A+G=25%; T+X=75%
  • D. A+G= 75%; T+X=25%

Câu 4: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.
  • B. Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’.
  • C. Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính thoái hóa của mã di truyền.
  • D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra tối đa 24 cođon mã hóa các axit amin.

Câu 5: Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit G,T,X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số nucleotit loại A của mạch trên là 400 nucleotiit. Hãy xác định tổng số nucleotit của gen

  • A. 800     
  • B. 1600     
  • C. 3200     
  • D. 5100

Câu 6: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
  • B. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
  • C. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường bằng nhau.
  • D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.

Câu 7: Một phân tử mARN dài $1,02.10^{-3}$ mm điều khiển tổng hợp protein. Quá trình dịch mã có 5 riboxom cùng trượt 3 lần trên mARN. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp là

  • A. 7500       
  • B. 7485
  • C. 15000       
  • D. 14985

Câu 8: Vai trò của lactozo trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli là

  • A. liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho ARN polimeraza hoạt động.
  • B. gắn vào trình tự vận hành operator để khởi đầu quá trình phiên mã ở gen điều hòa.
  • C. hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa.
  • D. ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa.

Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

  • A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
  • B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
  • C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
  • D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

Câu 10: Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứ 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?

  • A. Thay thế các nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
  • B. Mất 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
  • C. Thêm 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
  • D. Thay thế hoặc mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.

Câu 11: Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2A° và mất 8 liên kết hidro. Khi gen ban đầu và gen đột biến đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:

  • A. A=T=8; G=X=16.
  • B. A=T=16; G=X=8
  • C. A=T=7; G=X=14
  • D. A=T=14; G=X=7

Câu 12: Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.

II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.

III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.

IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.

  • A. 3.     
  • B. 4.     
  • C. 1.     
  • D. 2

Câu 13: B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

  • A. mất một cặp A - T
  • B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
  • C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
  • D. mất một cặp G - X.

Câu 14: Cho các cấu trúc sau:

(1) Cromatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.

(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nucleoxom.

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

  • A. (2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6)
  • B. (3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6)
  • C. (6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3)
  • D. (3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6)

Câu 15: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là

  • A. Thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
  • B. Chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và chuyển đoạn.
  • C. Lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
  • D. Thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

Câu 16: Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là

1. ABCDEFGH.     2. AGCEFBDH

3. ABCGFEDH.     4. AGCBFEDH

Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên:

  • A. 1 → 3 → 4 → 2
  • B. 1 → 4 → 3 → 2
  • C. 1 ← 3 ← 4 → 2
  • D. 1 → 2 → 3 → 4

Câu 17: Trong trường hợp xảy ra rối loạn phân bào giảm phân I, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY là

  • A. XX, XY và O
  • B. XX, Y và O
  • C. XY và O
  • D. X, YY và O

Câu 18: Gen D có 540 nucleotit loại G, gen d có 450 G. $F_{1}$ có kiểu gen Dd lai với nhau, $F_{2}$ thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X. Hợp tử đó có kí hiệu bộ gen là

  • A. DDD       
  • B. Ddd
  • C. DDdd       
  • D. Dddd

Câu 19: Gen A có 540 Guanin và gen a có 450 Guanin. Cho hai cá thể $F_{1}$ đều có kiểu gen Aa lai với nhau, đời $F_{2}$ thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 Xytôzin. Kiểu gen của loại hợp tử $F_{2}$ nêu trên là

  • A. AAaa.     
  • B. AAa.     
  • C. Aaa.     
  • D.Aaaa.

Câu 20: Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.
  • B. Thể đột biến này là thể tam bội.
  • C. Thể đột biến này được phát sinh do rối loạn nguyên phân của hợp tử.
  • D. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

 PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

HỌC KỲ

CHƯƠNG I: CƠ THỂ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

 

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

 

CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

 

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

 

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

 

PHẦN 6: TIẾN HÓA

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ THỂ TIẾN HÓA

 

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

 

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

 

CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT 

 

CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.