Trắc nghiệm sinh học 12 bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Dạng sinh vật được xem như " nhà máy " sản xuất các sản phẩm sinh học từ công nghệ gen là: 

  • A. thể thực khuẩn
  • B. vi khuẩn
  • C. nấm men
  • D. xạ khuẩn

Câu 2: Công nghệ gen là:

  • A. Quy trình tạo những tế bào có gen bị biến đổi
  • B. Quy trình tạo những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi
  • C. Quy trình tạo những tế bào có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
  • D. Quy trình tạo những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới

Câu 3: Trình tự nào sau đây là đúng trong kĩ thuật cấy gen?

  1. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plastmit
  2. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào
  3. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
  4. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit
  • A. 1, 3, 4, 2
  • B. 1, 2, 3, 4 
  • C. 2, 1, 3, 4
  • D. 2, 1, 4, 3

Câu 4: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là:

  • A. công nghệ tế bào
  • B. công nghệ sinh học
  • C. công nghệ gen
  • D. công nghệ vi sinh vật

Câu 5: Đặc điểm nào không đúng đối với plasmit ?

  • A. Có trong tế bào chất của vi khuẩn ,virus
  • B. Bản chất là ADN dạng vòng
  • C. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN của tế bào
  • D. Trong tế bào,mỗi loại plasmit thường có nhiều bản sao

Câu 6: Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit, người ta sử dụng enzim

  • A. polimeraza
  • B. ligaza
  • C. restrictaza
  • D. amilaza

Câu 7: Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen? 

  1. Tạo giống bông kháng lại sâu
  2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại
  3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt
  4. Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống
  5. Cừu đôly
  6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa
  7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người
  • A. 1, 4, 6, 7
  • B. 1, 2, 4, 5, 7
  • C. 1, 3, 4, 6, 7
  • D. 1, 4, 6, 7

Câu 8: Kĩ thuật chuyển gen đã ứng dụng loại kĩ thuật nào sau đây?

  • A. Kĩ thuật gây đột biến nhân tạo
  • B. Kĩ thuật xử lý enzim
  • C. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
  • D. Kĩ thuật xử lý màng tế bào

Câu 9: Trong kĩ thuật chuyển gen, các bước được tiến hành theo trình tự là:

  • A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
  • B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
  • C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
  • D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

Câu 10: Thực chất của phương pháp cấy truyền phôi là:

  • A. Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu
  • B. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi
  • C. Cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người
  • D. Cả A,B và C

Câu 11: Trong kĩ thuật cấy gen, để có thể tách các gen mã hóa cho những protein nhất định các enzim restrictaza (enzim giới hạn) phải có tính năng sau: 

  • A. thúc đẩy quá trình tháo xoắn các phân tử ADN
  • B. lắp ghép các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung
  • C. nhận ra và cắt đứt ADN ở những trình tự nucleotit xác định
  • D. nối các đầu nucleotit tự do lại với nhau bằng các liên kết hóa trị

Câu  12: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng plasmit làm vecto chuyển gen. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về plasmit?

  1. Là phân tử ADN nhỏ, mạch đơn và mạch vòng.
  2. Tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn.
  3. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
  4. Trên plasmit chứa gen chống chịu như gen kháng thuốc kháng sinh, gen kháng nhiệt,…
  5. Plasmit có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
  • A. 2       
  • B. 3
  • C. 4       
  • D. 5

Câu 13: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được tạo ra ở khâu

  • A. nối ADN của tế bào cho với plasmit.
  • B. cắt đoạn ADN của tế bào cho và mở vòng plasmit.
  • C. tách ADN của tế bào cho và tách plasmit khỏi tế bào vi khuẩn.
  • D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Câu 14: Thể truyền thực chất là

  • A. Một phân tử axit nucleotit nhỏ, có khả năng nhân đôi 1 cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như gắn vào hệ gen của tế bào.
  • B. Một phân tử ADN nhỏ, có khả năng nhân đôi một cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như gắn vào hệ gen của tế bào.
  • C. Một phân tử ADN nhỏ, có khả năng nhân đôi một cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng nhưng không gắn được vào hệ gen của tế bào.
  • D. Một phân tử axit nucleotit nhỏ, có khả năng nhân đôi 1 cách độc lập với hệ gen của tế bào nhưng không gắn được vào hệ gen của tế bào.

Câu 15: Khi nói về thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ không vào được trong tế bào nhận.
  2. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên và tạo nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
  3. Thể truyền plasmit là phân tử ADN vòng, kép có trong tế bào chất của vi khuẩn.
  4. Thể truyền plasmit có thể nhân đôi độc lập so với ADN vùng nhân của vi khuẩn.
  • A. 1       
  • B. 2
  • C. 3       
  • D. 4

Câu 16: Đối tượng vi sinh vật thường được sử dụng làm tế bào nhận để tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là

  • A. virut       
  • B. vi khuẩn
  • C. thực khuẩn       
  • D. nấm mốc

Câu 17: Vi khuẩn E.coli sản xuất Insulin của người là thành quả của:

  • A. Gây đột biến nhân tạo
  • B. Lai tế bào xôma
  • C. Dùng kĩ thuật chuyển gen nhờ plasmit
  • D. Dùng kĩ thuật vi tiêm

Câu 18: Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền

  • A. có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao
  • B. các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo
  • C. có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp
  • D. không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh

Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Vecto chuyển gen thường được dùng là plasmit hoặc thể thực khuẩn
  • B. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen nhờ enzim ligaza
  • C. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim restrictaza
  • D. Vecto chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng không có khả năng tự nhân đôi.

Câu 20: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?

  • A. Tách ADN của NST tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
  • B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
  • C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
  • D. Tạo điều kiện cho gen được phép biểu hiện.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

 PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

HỌC KỲ

CHƯƠNG I: CƠ THỂ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

 

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

 

CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

 

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

 

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

 

PHẦN 6: TIẾN HÓA

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ THỂ TIẾN HÓA

 

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

 

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

 

CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT 

 

CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.