Câu 1: Khó khăn chủ yếu của khí hậu đối với nông nghiệp nước ta hiện nay là
- A. hạn hán, mưa phùn, bão.
-
B. nhiều thiên tai, dịch bệnh.
- C. sâu bệnh và sương muối.
- D. sạt lở bờ biển, cháy rừng.
Câu 2: Khí hậu không ảnh hưởng đến loại hình du lịch nào sau đây?
- A. Du lịch nghỉ dưỡng.
- B. Du lịch sinh thái.
- C. Du lịch biển - đảo.
-
D. Du lịch văn hóa.
Câu 3: Ở Việt Nam, các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch như:
- A. Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ Khê,…
- B. Sầm Sơn, Mũi Né, Phú Quốc,…
-
C. Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà,…
- D. Lăng Cô, Nha Trang, Đà Lạt,…
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích sử dụng nguồn nước ở lưu vực các sông tại Việt Nam?
- A. Phát triển thủy điện.
- B. Cung cấp nước sinh hoạt.
- C. Phát triển du lịch.
-
D. Nuôi trồng hải sản.
Câu 5: Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam?
- A. Các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến động trên cả nước.
- B. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước.
-
C. Gia tăng sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn.
- D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, rét đậm,…).
Câu 6: Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?
-
A. Ngập lụt.
- B. Lũ quét.
- C. Động đất.
- D. Hạn hán.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
- A. Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
- B. Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh.
-
C. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hạ tầng vận tải.
- D. Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
Câu 8: Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần
-
A. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.
- B. sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
- C. sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
- D. giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
Câu 9: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở
- A. vùng đồi núi.
- B. các cao nguyên.
- C. vùng núi cao.
-
D. các đồng bằng.
Câu 10: Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây của nước ta?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Duyên hải miền Trung
- C. Đồng bằng Thanh Hóa.
-
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 11:Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đất ở Việt Nam?
- A. Việt Nam có 3/4 diện tích đồi núi, có độ dốc cao.
-
B. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
- C. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, ngập lụt.
- D. Nạn phá rừng để lấy gỗ, đốt nương làm rẫy.
Câu 12: Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất, chúng ta không nên áp dụng biện pháp nào sau đây?
-
A. Lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
- B. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
- C. Củng cố và hoàn thiện hệ thống các đê ven biển.
- D. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.
Câu 13: Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa gió có hướng:
-
A. Đông Bắc và Tây Nam
- B. Bắc và Nam
- C. Tây Bắc và Đông Nam
- D. Đông và Tây
Câu 14: Hiện tượng sa mạc hóa đang xảy ra ở Việt Nam tại
- A. Các vùng đất ven biển
- B. Vùng đất cát Quảng Ninh
-
C. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ
- D. Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ
Câu 15: Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu:
- A. Ven sông Tiền và sông Hậu
- B. Vùng ven biển
-
C. Đông Nam Bộ
- D. Vùng trũng Tây Nam Bộ.
Câu 16: Mưa ngâu thường diễn ra ở ở khu vực nào ở khu vực nào :
- A. Tây Bắc
-
B. Đồng bằng Bắc Bộ
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Nam Bộ
Câu 17: Nhận xét nào đúng về diễn biễn của bão nhiệt đới ở nước ta:
- A. Nước ta ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới.
- B. Bão nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta quanh năm.
-
C. Mùa bão nước ta diễn ra chậm dần từ bắc vào nam.
- D. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cảu bão là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 18: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, vùng núi dốc tỉ lệ che phủ rừng phải đạt:
- A. 40-50%
- B. 50-60%
- C. 60-70%
-
D. 70-80%
Câu 19: Có bao nhiêu loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta:
-
A. 365
- B. 635
- C. 536
- D. 356
Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta
- A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau.
- B. Do các loài sinh vật tự chết đi.
-
C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
- D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới.