ÔN TẬP CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(PHẦN 1)
Câu 1: Nước ta nằm ở khu vực giao nhau của vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là?
- A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
-
B. Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.
- C. Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.
- D. Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.
Câu 2: Đường bờ biển nước ta chạy dài từ?
- A. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Năm Căn (Cà Mau).
- B. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).
- C. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Châu Đốc (An Giang).
-
D. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 3: Khu vực đồi núi nước ta có thế mạnh nào sau đây?
- A. Đánh bắt thủy hải sản, cây ăn quả, cây lương thực.
- B. Nhiệt điện, cây rau đậu, đánh bắt thủy hải sản.
-
C. Khoáng sản, thủy điện, nông lâm nghiệp, du lịch.
- D. Cây lương thực, cây thực phẩm, chăn nuôi gia cầm.
Câu 4: Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại?
- A. Khí hậu phân hóa phức tạp.
- B. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn.
-
C. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.
- D. Giao thông Bắc- Nam trắc trở.
Câu 5: Địa hình đồi núi nước ta chia thành mấy vùng?
-
A. 4 vùng (Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam).
- B. 5 vùng (Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Nam Bộ).
- C. 3 vùng (Bắc, Trung, Nam).
- D. 2 vùng (Đông Bắc, Tây Bắc).
Câu 6: Đâu không phải là hoạt động kinh tế biển?
- A. Du lịch biển.
- B. Giao thông vận tải biển.
- C. Khai thác và nuôi trồng thủy sản và làm muối.
-
D. Khai thác điện năng.
Câu 7: Một trong những thế mạnh về nông nghiệp của đồng bằng là
- A. Chăn nuôi đại gia súc.
- B. Cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
- C. Cây công nghiệp lâu năm.
-
D. Cây lương thực, cây thực phẩm.
Câu 8: Khu vực đồi núi không có thế mạnh nào sau đây?
- A. Có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là du lịch sinh thái.
-
B. Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải.
- C. Tập trung nhiều khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
- D. Thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.
Câu 9: Đồng bằng châu thổ sông Hồng đã bị biến đổi mạnh là do?
- A. Phát triển công nghiệp khai thác.
-
B. Con người khai phá lâu đời.
- C. Tác động của biến đổi khí hậu.
- D. Thiên tai khắc nghiệt.
Câu 10: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam?
- A. Đất hiếm, sắt, than, đồng.
- B. Dầu khí, than, sắt, uranium.
- C. Vàng, kim cương, dầu mỏ.
-
D. Than, dầu khí, apatit, đá vôi.
Câu 11: Đồng bằng duyên hải miền Trung có đặc điểm gì nổi bật?
- A. 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.
- B. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
-
C. Bị đồi núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- D. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ.
Câu 12: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?
- A. Tây - Đông.
- B. Bắc - Nam.
- C. Đông Bắc - Tây Nam.
-
D. Tây Bắc - Đông Nam.
Câu 13: Vùng núi Tây Bắc nước ta nằm giữa hai hệ thống sông lớn nào?
- A. Sông Hồng và sông Đồng Nai.
- B. Sông Cả và sông Mã.
- C. Sông Mã và sông Gâm.
-
D. Sông Hồng và sông Cả.
Câu 14: Nguyên nhân một số mỏ khoáng sản được gọi là mỏ nội sinh do?
- A. Được hình thành do các chất phóng xạ.
-
B. Được hình thành do macma.
- C. Được hình thành do phản ứng hóa học.
- D. Được hình thành do các loại đất nằm sâu.
Câu 15: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được quy định bởi?
- A. Địa chất.
- B. Thảm thực vật.
- C. Địa hình.
-
D. Vị trí địa lí và gió mùa.
Câu 16: Vùng trời là vùng có đặc điểm?
- A. Vùng có độ cao không giới hạn trên đất liền.
-
B. Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ không giới hạn độ cao.
- C. Vùng độ cao không giới hạn trên các đảo
- D. Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ có giới hạn độ cao.
Câu 17: Biển Việt Nam là một bộ phận quan trọng của:
-
A. Biển Đông.
- B. Biển Địa Trung Hải.
- C. Biển Đen.
- D. Biển Bắc.
Câu 18: Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là?
- A. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau.
-
B. Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.
- C. Cà Mau và Đồng Tháp Mười.
- D. Kiên Giang và Đồng Tháp Mười.
Câu 19: Một số loại tài nguyên khoáng sản vẫn ở dạng tiềm năng hoặc khai thác chưa đáng kể ở Bắc Trung Bộ là?
-
A. Thiếc, crômmit.
- B. Sắt, mangan.
- C. Sắt, vật liệu xây dựng.
- D. Ti tan, sắt.
Câu 20: Ở Việt Nam, mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
- A. Cao Bằng.
- B. Bắc Cạn.
-
C. Lào Cai.
- D. Tuyên Quang.
Câu 21: Việt Nam thuộc châu lục nào?
- A. Châu Âu.
-
B. Châu Á.
- C. Châu Phi.
- D. Châu Mỹ.
Câu 22: Đồng bằng nước ta chiếm:
-
A. 1/4 diện tích lãnh thổ.
- B. 2/3 diện tích lãnh thổ.
- C. 3/4 diện tích lãnh thổ.
- D. 3/5 diện tích lãnh thổ.
Câu 23: Đường bờ biển nước ta có chiều dài?
- A. 2360km.
- B. 2036km.
- C. 3206km.
-
D. 3260km.
Câu 24: Tại sao vùng ngoài đê của Đồng bằng sông Hồng đất rất màu mỡ?
- A. Hệ số sử dụng đất cao.
- B. Thường xuyên bị ngập nước.
-
C. Được bồi tụ phù sa hàng năm.
- D. Được bón nhiều phân hóa học.
Câu 25: Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên?
- A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
-
B. Có khí hậu hai mùa rõ rệt.
- C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
- D. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.