ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
(PHẦN 1)
Câu 1: Nhân tố ảnh hưởng làm cho sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh là?
- A. sinh vật.
- B. đất đai.
-
C. khí hậu.
- D. nguồn nước.
Câu 2: Các sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam là?
- A. Sông Lục Nam.
- B. Sông Cầu, sông Thương.
- C. Sông Lô, sông Gâm.
-
D. Sông Mã, sông Cả.
Câu 3: Đặc điểm khí hậu miền Nam nước ta có đặc điểm?
-
A. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
- B. Mưa quanh năm.
- C. Mùa hạ nóng ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều.
- D. Mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều.
Câu 4: Vào mùa đông, nhân tố nào sau đây gây mưa cho Duyên hải miền Trung?
-
A. Gió tín phong.
- B. Dòng biển.
- C. Gió mùa.
- D. Địa hình.
Câu 5: Tại sao vùng ngoài đê của Đồng bằng sông Hồng đất rất màu mỡ?
- A. Hệ số sử dụng đất cao.
- B. Thường xuyên bị ngập nước.
- C. Được bón nhiều phân hóa học.
-
D. Được bồi tụ phù sa hàng năm.
Câu 6: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây?
- A. Từ tháng 4 đến tháng 10.
- B. Từ tháng 5 đến tháng 1.
- C. Từ tháng 4 đến tháng 11.
-
D. Từ tháng 5 đến tháng 10.
Câu 7: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quy định bởi:
- A. sự hiện diện của các khối khí .
-
B. vị trí địa lí.
- C. vai trò của biển đông.
-
D. hoạt động của gió mùa.
Câu 8: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?
- A. Sông Mã và sông Đồng Nai.
-
B. Sông Hồng và sông Mê Công.
- C. Sông Hồng và sông Mã.
- D. Sông Đồng Nai và sông Mê Công.
Câu 9: Vùng khí hậu nào dưới đây có mùa mưa lệch về thu đông?
- A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
- B. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
-
C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
- D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
Câu 10: Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
- A. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế.
-
B. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TPHCM.
- C. Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TPHCM.
- D. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và TPHCM.
Câu 11: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung vì?
-
A. Các dãy núi chủ yếu có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- B. 3/4 địa hình là núi và cao nguyên.
- C. Các sông phần lớn đổ ra biển Đông.
- D. Có nhiều hướng núi khác nhau.
Câu 12: Ở nước ta, khu vực nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão và áp thấp nhiệt đới?
- A. Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.
- B. Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.
-
C. Duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
- D. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 13: Đâu không phải là hiện tượng cực đoạn mà biến đổi khí hậu mang lại?
- A. Bão mạnh.
- B. Rét đậm.
-
C. Nắng.
- D. Mưa lớn.
Câu 14: Nước ta có thể trồng từ 2 – 3 vụ lúa và rau trong một năm là nhờ?
- A. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-
B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. Có nhiều diện tích đất phù sa.
- D. Có nguồn sinh vật phong phú.
Câu 15: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm?
- A. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn.
- B. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rộng khắp.
- C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
-
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
Câu 16: Mục tiêu chính của “Thỏa thuận COP21” là gì?
- A. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 4 độ C.
- B. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 3 độ C.
-
C. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C.
- D. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 1 độ C.
Câu 17: Tính chất nhiệt đới nước ta thể hiện như thế nào?
- A. lượng mưa hàng năm lớn.
- B. vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
-
C. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình cao.
- D. nhiệt độ cao trung bình trên 25 độ C.
Câu 18: Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có:
-
A. Chế độ dòng chảy thất thường.
- B. Nhiều đợt lũ trong năm.
- C. Tổng lượng nước lớn.
- D. Nhiều phù sa.
Câu 19: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm được gọi là?
- A. Tốc độ dòng chảy.
- B. Lưu lượng nước sông.
-
C. Chế độ nước sông.
- D. Lưu vực sông.
Câu 20: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do?
-
A. Con người đã đưa một lượng lớn khí thải vào khí quyển.
- B. Con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông, hồ.
- C. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu, vỡ ống dẫn.
- D. Các thảm họa như núi lửa, cháy rừng...
Câu 21: Đâu tỉnh đầu tiên của Việt Nam có sông Hồng chảy vào?
- A. Yên Bái.
-
B. Lào Cai.
- C. Hà Nội.
- D. Thái Bình.
Câu 22: Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở:
- A. Ở miền Bắc đến 110B.
-
B. Ở miền Bắc đến dãy Bạch Mã.
- C. Ở miền Bắc đến Đà Nẵng.
- D. Từ Đà Nẵng đến 110B.
Câu 23: Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng mấy?
- A. Tháng 6.
- B. Tháng 7.
-
C. Tháng 8.
- D. Tháng 9.
Câu 24: Các địa điểm có khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là?
- A. Mai Châu và Điện Biên.
-
B. Đà Lạt và Sa Pa.
- C. Phan xipăng và Sa pa.
- D. Phanxipăng và Điện Biên.
Câu 25: Đặc điểm nào của sông ngòi là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô cho sản xuất nông nghiệp?
- A. Sông ngòi nhiều nước.
- B. Chủ yếu là sông ngắn và dốc.
- C. Chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
-
D. Chế độ nước phụ thuộc vào mùa của khí hậu.