ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
(PHẦN 3)
Câu 1: Hệ thống sông nào sau đây không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc - đông nam?
- A. Sông Mã.
-
B. Sông Kì Cùng - Bằng Giang.
- C. Sông Hồng.
- D. Sông Cả.
Câu 2: Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh là do ảnh hưởng của?
-
A. Gió mùa Đông Bắc.
- B. Tín Phong bán cầu Bắc.
- C. Tín phong bán cầu Nam.
- D. Gió mùa Tây Nam.
Câu 3: Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ là
- A. Vùng biển Nam Trung Bộ có số giờ nắng nhiều, không có gió mùa Đông Bắc.
- B. Do vị trí Nam Trung Bộ thuận lợi hơn.
-
C. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm đẹp.
- D. Do kinh tế phát triển, người dân có kinh nghiệm kinh doanh du lịch.
Câu 4: Sông nào sau đây chảy theo hướng vòng cung?
- A. Sông Chảy.
-
B. Sông Gâm.
- C. Sông Mê Công.
- D. Sông Mã.
Câu 5: Mùa lũ trên lưu vực các sông ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không trùng nhau vì:
- A. Chế độ thủy triều khác nhau.
-
B. Mùa mưa có sự chênh lệch.
- C. Địa hình có sự khác nhau.
- D. Đặc điểm lòng sông khác nhau.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp của nước ta là gì?
- A. Nguồn nước tưới.
-
B. Khí hậu.
- C. Đất trồng.
- D. Giống cây trồng.
Câu 7: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau ở nước ta loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 160B trở vào là?
- A. gió mùa Tây Nam.
-
B. Tín Phong bán cầu Bắc.
- C. Tín phong bán cầu Nam.
- D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 8: Sông ngòi miền Trung có lũ lên nhanh và đột ngột, nguyên nhân chủ yếu do
- A. Sông ngắn, nhỏ, dốc và mưa lớn tập trung.
- B. Địa hình núi cao, bị cắt xẻ mạnh.
-
C. Lượng mưa tập trung với lưu lượng lớn.
- D. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị cắt xẻ mạnh.
Câu 9: Đâu không phải là nguồn năng lượng an toàn mà chúng ta nên sử dụng để bảo vệ môi trường?
- A. Sức nước.
-
B. Khí đốt.
- C. Mặt trời.
- D. Gió.
Câu 10: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là:
- A. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa.
- B. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn.
-
C. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt.
- D. mùa thu, đông có mưa phùn.
Câu 11: Đặc điểm chế độ của nước sông ngòi Nam Bộ
- A. Lượng nước lớn quanh năm, chế độ nước sông rất điều hòa.
-
B. Lượng nước lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
- C. Lưu lượng nước ít, chế độ theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
- D. Lưu lượng nước ít, chế độ theo mùa nhưng khắc nghiệt hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
Câu 12: Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?
-
A. Trong năm có hai mùa khô và mưa.
- B. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
- C. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
- D. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.
Câu 13: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
- A. Độ cao.
- B. Tây- Đông.
-
C. Đông – Tây.
- D. Bắc – Nam.
Câu 14: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lưu lượng nước lớn thứ hai?
- A. Mê Công.
- B. Đồng Nai.
-
C. Sông Hồng.
- D. Thái Bình.
Câu 15: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?
- A. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 85%.
- B. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 85%.
- C. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 80%.
-
D. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 80%.
Câu 16: Hệ thống sông Thu Bồn có tổng chiều dài dòng chảy chính là:
- A. 502 km.
- B. 250 km.
-
C. 205 km.
- D. 520 km.
Câu 17: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí:
-
A. Bắc Ấn Độ Dương.
- B. Lạnh phương Bắc.
- C. Chí tuyến Bán Cầu Nam.
- D. Chí tuyến Bán Cầu Bắc.
Câu 18: Đâu không phải ích lợi của sông ngòi nước ta?
- A. Xây dựng các đập thủy điện.
- B. Giao thông, thủy sản.
-
C. Phá hoại mùa màng.
- D. Tước nước cho cây trồng.
Câu 19: Hiện nay, tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang gặp tình trạng nào sau đây?
- A. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãng phí.
-
B. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.
- C. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
- D. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
Câu 20: Cho bảng số liệu: Lượng mưa lượng bốc hơi và cân bằng ẩm
Địa điểm | Lương mưa (mm) | Lượng bốc hơi (mm) | Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội | 1667 | 989 | 678 |
Huế | 2868 | 1000 | 1868 |
TP. Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 | 245 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên
- A. Lượng mưa thay đổi từ Bắc và Nam.
- B. Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
- C. Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất.
-
D. Hà Nội có lượng mưa và cân bằng ẩm thấp nhất.
Câu 21: Gió mùa mùa đông ở nước ta gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây?
-
A. Bạch Mã.
- B. Hoàng Liên Sơn.
- C. Hoành Sơn.
- D. Tam Đảo.
Câu 22: Hoạt động trồng trọt diễn ra:
- A. theo mùa.
-
B. quanh năm.
- C. ở miền núi.
- D. ở đồng bằng
Câu 23: Ở Bắc Bộ, vào mùa hạ gió mùa thổi theo hướng nào sau đây?
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Nam.
- C. Tây Bắc.
-
D. Đông Nam.
Câu 24: Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào các tháng:
- A. Từ tháng 4 đến tháng 7.
- B. Từ tháng 1 đến tháng 4.
- C. Từ tháng 5 đến tháng 10
-
D. Từ tháng 9 đến tháng 12.
Câu 25: Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng:
-
A. 200 triệu tấn.
- B. 250 triệu tấn.
- C. 300 triệu tấn.
- D. 350 triệu tấn.