TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đường bờ biển nước ta chạy dài từ?
- A. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Châu Đốc (An Giang).
- B. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Năm Căn (Cà Mau).
- C. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).
-
D. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 2: Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại?
- A. Giao thông Bắc- Nam trắc trở.
- B. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn.
- C. Khí hậu phân hoá phức tạp.
-
D. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.
Câu 3: Đường bờ biển nước ta có chiều dài?
- A. 2036km.
- B. 3206km.
-
C. 3260km.
- D. 2360km.
Câu 4: Vùng lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn gồm?
- A. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
- B. Vùng đất, vùng biển, vùng núi.
- C. Vùng đất, hải đảo, vùng trời.
-
D. Vùng đất, vùng biển, vùng trời.
Câu 5: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước?
- A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.
- B. Được quản lí các nguồn tài nguyên thiên ở vùng thềm lục địa
-
C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.
- D. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.
Câu 6: Việt Nam nằm ở bên rìa phía bên nào của bán đảo Đông Dương?
-
A. Phía đông.
- B. Phía bắc.
- C. Phía tây.
- D. Phía nam.
Câu 7: Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước là nhờ?
- A. Lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài.
- B. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
-
D. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Câu 8: Nhờ tiếp giáp với biển nên nước ta có?
-
A. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
- B. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.
- C. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.
- D. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.
Câu 9: Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc tỉnh/thành phố:
-
A. Đà Nằng, Khánh Hòa.
- B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
- C. Khánh Hòa, Quảng Ngãi.
- D. Quảng Nam, Đà Nẵng.
Câu 10: Nước ta có vị rí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên?
- A. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
- B. Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
-
C. Có khí hậu hai mùa rõ rệt.
- D. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
Câu 11: Nước ta có không có chung đường biên giới với ba quốc gia nào?
- A. Lào.
-
B. Thái Lan.
- C. Trung Quốc.
- D. Cam-pu-chia.
Câu 12: Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính?
- A. Cận nhiệt đới khô.
- B. Cận nhiệt đới ấm gió mùa.
- C. Nhiệt đới khô.
-
D. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 13: Việt Nam nằm ở khu vực nào?
- A. Bắc Á.
- B. Tây Á.
- C. Nam Á.
-
D. Đông Nam Á.
Câu 14: Vì sao thiên nhiên nước ta khác hẳn các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?
- A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- B. Chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
- C. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
-
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa và của biển.
Câu 15: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ?
- A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
- B. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
-
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
- D. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
Câu 16: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được quy định bởi?
- A. Địa hình.
- B. Thảm thực vật.
-
C. Vị trí địa lí và gió mùa.
- D. Địa chất.
Câu 17: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là?
- A. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.
- B. Quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
-
D. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 18: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc nên?
- A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
-
B. Có nền nhiệt độ cao.
- C. Có mùa đông lạnh.
- D. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
Câu 19: Vùng trời là vùng có đặc điểm?
- A. Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ có giới hạn độ cao.
- B. Vùng có độ cao không giới hạn trên đất liền.
-
C. Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ không giới hạn độ cao.
- D. Vùng độ cao không giới hạn trên các đảo
Câu 20: Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do?
-
A. Vị trí địa lí và hình thể nước ta.
- B. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- C. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.
- D. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.
Câu 21: Vị trí Việt Nam nằm trong khoảng
-
A. 8o34'B => 23o23'B và 102o09'Đ => 109o24'Đ.
- B. 8o34'B => 23o23'B và 102o10'Đ => 109o40'Đ.
- C. 8o34'B => 23o23'B và 102o5'Đ => 109o24'Đ.
- D. 8o30'B => 23o23'B và 102o10'Đ => 109o24'Đ.
Câu 22: Việt Nam có vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây?
-
A. Á - Âu với Thái Bình Dương.
- B. Ô-xtrây-li-a với Á - Âu.
- C. Bắc Mĩ với Thái Bình Dương.
- D. Nam Mĩ với Á - Âu.
Câu 23: Vì sao nước ta hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn?
- A. Tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
- B. Thiên nhiên nước ta phân hóa.
-
C. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
- D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 24: Năm 2023, nước ta có bao nhiêu tỉnh/thành phố tiếp giáp với Biển Đông?
- A. 26 tỉnh/thành phố.
- B. 27 tỉnh/ thành phố.
-
C. 28 tỉnh/ thành phố.
- D. 29 tỉnh/ thành phố.
Câu 25: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?
- A. Đường ô tô và đường sắt.
- B. Đường ô tô và đường biển.
- C. Đường biển và đường sắt.
-
D. Hàng không và đường biển.