ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
(PHẦN 4)
Câu 1: Hai phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng là:
- A. sông chảy và sông Mã.
-
B. sông Đà và sông Lô.
- C. sông Lô và sông chảy.
- D. sông Mã và sông Đà.
Câu 2: Chế độ nước của sông ngòi nước ta?
- A. Hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
-
B. Sông ngòi đầy nước quanh năm.
- C. Lũ vào thời kì mùa xuân.
- D. Sông ngòi nhiều nước nhưng càng về hạ lưu thì lượng nước càng giảm.
Câu 3: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng
- A. Núi.
- B. Cao nguyên.
-
C. Đồng bằng.
- D. Đồi.
Câu 4: Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:
- A. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
- B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
- C. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
-
D. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
Câu 5: Cho bảng số liệu:
LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LƯU VỰC SÔNG HỒNG
(Trạm Sơn Tây) (Đơn vị: m3/s)
Tháng | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII |
Lưu lượng nước | 1318 | 1100 | 914 | 1071 | 1893 | 4692 | 7986 | 9246 | 6690 | 4122 | 2813 | 1746 |
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với lưu lượng nước trung bình các tháng của lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây)?
-
A. Tháng cực đại vào tháng VIII.
- B. Những tháng thấp: VII, VIII, IX và X.
- C. Những tháng cao: I, II, IV.
- D. Tháng cực tiểu vào tháng IV.
Câu 6: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì?
- A. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
-
B. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.
- C. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn.
- D. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn.
Câu 7: Vào mùa mưa, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam?
- A. Động đất.
- B. Ngập lụt.
- C. Sóng thần.
-
D. Lũ quét.
Câu 8: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng:
- A. ở các tỉnh ở ven biển.
-
B. trên phạm vi cả nước.
- C. ở các tỉnh ở phía Bắc.
- D. ở các tỉnh ở phía Nam.
Câu 9: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta?
- A. Sông Mê Công.
-
B. Sông Đà.
- C. Sông Mã.
- D. Sông Cả.
Câu 10: Sông ngòi nước ta cuộc sống hàm lượng phù sa lớn vì:
- A. Có rất nhiều sông chảy qua các vùng khác nhau.
- B. Trong lòng sông có rất nhiều cát sỏi.
-
C. Địa hình bị cắt xẻ mạnh và mưa nhiều, mưa theo mùa.
- D. Mưa ít nên phù sa tích tụ nhiều.
Câu 11: Vùng nông nghiệp nào sau đây của nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của tình trạng rét đậm, rét hại?
- A. Bắc Trung Bộ.
- B. Đông Nam Bộ.
- C. Tây Nguyên.
-
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 12: Biến đổi khí hậu tác động tới phương diện nào của thủy văn?
- A. Dòng chảy và quanh cảnh.
-
B. Lưu lượng nước và chế độ nước.
- C. Lưu lượng nước và dòng chảy.
- D. Chế độ nước và dòng chảy
Câu 13: Đâu không phải là vai trò của tài nguyên nước đối với sản xuất nông nghiệp nước ta
- A. Môi trường để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ.
- B. Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
- C. Thau chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
-
D. Cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
Câu 14: Biểu hiện của sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta là:
- A. nhiều kỉ lục về nhiệt độ, mưa diễn ra quanh năm.
- B. nhiệt độ trung bình qua các năm xu hướng tăng.
-
C. số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, thất thường.
- D. các đợt mưa phùn xảy ra ngày càng nhiều hơn.
Câu 15: Vùng nào ở nước ta hằng năm người dân phải sống chung với lũ?
- A. Đồng bằng duyên hải Miền Trung.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
-
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
Câu 16: Phương án nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu của các vùng, miền nước ta?
-
A. Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có lượng mưa cao nhất nước ta.
- B. Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- C. Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
- D. Tây Nguyên có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
Câu 17: Ứng phó với biến đổi khí hậu được hiểu là?
- A. Hoạt động của con người nhằm chống lại các cách thay đổi khí hậu và tăng các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
-
B. Hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
- C. Hoạt động của con người nhằm kích thích việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho con người.
- D. Hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
Câu 18: Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp nhất vào mùa nào?
- A. Mùa xuân.
- B. Mùa thu.
-
C. Mùa hè.
- D. Mùa đông.
Câu 19: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào?
-
A. Cuối thu đầu đông.
- B. Cuối hạ đầu thu.
- C. Mùa thu.
- D. Mùa hạ.
Câu 20: Nước ta có điều kiện để tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng chủ yếu là nhờ?
-
A. Sự phân mùa của khí hậu.
- B. Kinh nghiệm sản xuất.
- C. Có nhiều loại đất.
- D. Sông ngòi nhiều nước.
Câu 21: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
-
A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
- B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
- C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Bộ.
Câu 22: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ?
- A. Mùa hè.
- B. Hè thu.
-
C. Thu đông.
- D. Mùa thu.
Câu 23: Đặc điểm nào của tài nguyên nước có tác động tích cực đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp?
-
A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
-
B. Chế độ nước theo mùa.
-
C. Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.
-
D. Tài nguyên nước đang ngày càng bị ô nhiễm.
Câu 24: Để làm giảm biến đổi khí hậu, cần phải:
- A. Sử dụng nhiều các loại nhiên liệu khác thác từ tự nhiên.
-
B. Bảo vệ rừng, tăng cường trồng và chăm sóc cây.
- C. Xây dựng thêm nhiều các nhà máy công nghiệp.
- D. Sử dụng nhiều phương tiện giao thông.
Câu 25: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta?
- A. Vĩ độ.
- B. Kinh độ.
- C. Gió mùa.
-
D. Địa hình.