ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
(PHẦN 2)
Câu 1: Thảm thực vật rừng của nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do?
- A. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp.
- B. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
-
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
- D. Vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.
Câu 2: Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm?
- A. Nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm.
-
B. Nhỏ, ngắn và dốc.
- C. Sông dài, lớn và chảy êm đềm.
- D. Sông dài, lớn và dốc.
Câu 3: Vào mùa đông, ở Tây Nguyên có thời tiết nóng và khô do tác động của loại gió nào sau đây?
- A. Đông Bắc.
-
B. Tín phong.
- C. Tây Nam.
- D. Đông Nam.
Câu 4: Tác động nào sau đây không phải do biến đổi khí hậu?
- A. Làm gia tăng các bệnh về hô hấp.
- B. Làm tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn, vi rút.
-
C. Làm cho không khí trong lành.
- D. Tầng ozon bị phát hủy gây ra các bệnh về mắt.
Câu 5: Mùa lũ của các sông là mùa nào?
- A. Bao gồm các tháng có lưu lượng dòng chảy lớn.
-
B. Bao gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hay bằng 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm.
- C. Bao gồm các tháng có lưu lượng nước chảy lớn.
- D. Bao gồm các tháng có lưu lượng dòng chảy rất lớn.
Câu 6: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C) | Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C) | Nhiệt độ trung bình năm (0C) | Biên độ nhiệt trung bình năm (0C) |
Lạng Sơn | 13.3 | 27.0 | 21.2 | 13.7 |
Hà Nội | 16.4 | 28.9 | 23.5 | 12.5 |
Vinh | 17.6 | 29.6 | 23.9 | 12.0 |
Huế | 19.7 | 29.4 | 25.1 | 9.7 |
Quy Nhơn | 23.0 | 29.7 | 26.8 | 6.7 |
TP. Hồ Chí Minh | 25.8 | 27.1 | 27.1 | 1.3 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
- A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
- B. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam.
- C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 không chênh lệch nhiều giữa các địa điểm.
-
D. Càng vào Nam, biên độ nhiệt trung bình năm càng chênh lệch lớn.
Câu 7: Ở chi lưu của sông lớn nhất của hệ thống sông Mê Công ở Việt Nam là
-
A. sông Tiền và sông Hậu.
- B. Đồng Nai và Sài Gòn.
- C. Mỹ Tho và Đak Krông.
- D. sông Hậu và Đồng Nai.
Câu 8: Đâu là dấu hiệu của biến đổi khí hậu tác động dẫn đến hiện tượng lụt?
- A. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng.
-
B. Nước dâng cao do mưa lũ, triều cường nước biển dâng gây ra.
- C. Gió xoáy mạnh kèm theo gió giật, mưa to, làm đổ cây cối, nhà cửa.
- D. Nước dâng cao do mưa ở vùng đầu nguồn trong thời gian dài.
Câu 9: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lượng phù sa lớn nhất?
-
A. Sông Hồng.
- B. Mê Công.
- C. Thái Bình.
- D. Đồng Nai.
Câu 10: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi?
- A. Hoàng Liên Sơn.
-
B. Bạch Mã.
- C. Trường Sơn Nam.
- D. Trường Sơn Bắc.
Câu 11: Hồ Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây?
- A. Sông Chảy.
- B. Sông Hồng.
- C. Sông Mã.
-
D. Sông Đà.
Câu 12: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua?
- A. Làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
- B. Bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
- C. Tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
-
D. Tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
Câu 13: Hoạt động du lịch biển của trung tâm du lịch Vũng Tàu diễn ra quanh năm chủ yếu do?
-
A. Khí hậu nóng quanh năm.
- B. Hoạt động du lịch đa dạng.
- C. Nhiều cơ sở lưu trú tốt.
- D. An ninh, chính trị tốt.
Câu 14: Một trong những điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam là
- A. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
- B. Sa Pa (Lào Cai).
- C. Ba Vì (Hà Nội).
-
D. Nha Trang (Khánh Hòa).
Câu 15: Hồ nào ở Gia Lai được khai thác để phát triển du lịch?
- A. Hồ Hòa Bình.
- B. Hồ Gươm.
- C. Hồ Ba Bể.
-
D. Hồ Tơ Nưng.
Câu 16: Biến đổi khí hậu toàn cầu nguy hiểm vì?
-
A. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- B. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đưa lượng lớn khí thải vào khí quyển.
- C. Chất thải công nghiệp xả trực tiếp vào sông, hồ.
- D. Suy giảm tài nguyên năng lượng và khoáng sản.
Câu 17: Hồ Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây?
- A. Sông Chảy.
- B. Sông Hồng.
- C. Sông Mã.
-
D. Sông Đà.
Câu 18: Khí hậu phân hóa đa dạng giúp ngành nông nghiệp nước ta
-
A. phát triển các loại cây miền cận nhiệt, ôn đới và nhiệt đới.
- B. phát triển độc canh cây lúa nước.
- C. phát triển được tất cả các loại cây của đới lạnh.
- D. chỉ phát triển được những loại cây nhiệt đới.
Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở Trung Bộ là do?
- A. Tác động của khối khí lạnh phương Bắc.
- B. Gió Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
- C. Hoạt động mạnh của gió Tín Phong.
-
D. Gió Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 20: Sông ngòi nước ta thường gây khó khăn gì cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng?
- A. Rét hại.
- B. Sạt lở đất.
-
C. Lũ lụt.
- D. Sương muối.
Câu 21: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lưu lượng nước lớn nhất?
- A. Sông Hồng.
-
B. Mê Công.
- C. Đồng Nai.
- D. Thái Bình.
Câu 22: Cây cao su và cà phê phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
-
A. Tây Nguyên.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 23: Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng mấy?
- A. Tháng 7.
- B. Tháng 8.
- C. Tháng 9.
-
D. Tháng 10.
Câu 24: Mức tăng nhiệt độ trung bình toàn Việt Nam trong thời kì 1958 – 2018 là?
- A. 0,50%.
-
B. 0,89%.
- C. 0,99%.
- D. 1%.
Câu 25: Sông Mê Công chảy qua bao nhiêu quốc gia?
- A. 5.
-
B. 6.
- C. 7.
- D. 8.