Câu 1: Việt Nam có vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây?
- A. Nam Mĩ với Á - Âu.
-
B. Á - Âu với Thái Bình Dương.
- C. Ô-xtrây-li-a với Á - Âu.
- D. Bắc Mĩ với Thái Bình Dương.
Câu 2: Phần đất liền Việt Nam theo chiều đông - tây kéo dài từ
-
A. 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
- B. 109°25′Đ đến 102°10′Đ.
- C. 109°24′Đ đến 102°10′Đ.
- D. 109°25′Đ đến 102°09′Đ.
Câu 3: Năm 2023, nước ta có bao nhiêu tỉnh/thành phố tiếp giáp với Biển Đông?
- A. 27 tỉnh/ thành phố.
-
B. 28 tỉnh/ thành phố.
- C. 26 tỉnh/ thành phố.
- D. 29 tỉnh/ thành phố.
Câu 4: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?
- A. Đường biển và đường sắt.
- B. Đường ô tô và đường sắt.
- C. Đường ô tô và đường biển.
-
D. Hàng không và đường biển.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ ở nước ta địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt?
- A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- B. Địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
-
C. Trải qua quá trình địa chất lâu dài; phân thành các bậc kế tiếp nhau.
- D. Bị phong hóa mạnh mẽ; nhiều nơi bị xâm thực và xuất hiện đê, đập.
Câu 6: Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do
-
A. lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
- B. đá dễ phong hóa, tác động từ con người.
- C. bề mặt đệm yếu, tác động của nội lực.
- D. quá trình hình thành lâu, lượng mưa lớn.
Câu 7: Loại khoáng sản nào sau đây không phổ biến ở Việt Nam?
- A. Dầu mỏ.
- B. Than.
-
C. Kim cương.
- D. Đồng.
Câu 8: Các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta là
- A. Đá vôi, mỏ sắt, than, chì.
-
B. Than, dầu mỏ, khí đốt.
- C. Mỏ sắt, than, vàng, dầu mỏ.
- D. Bôxit, apatit, đồng, chì.
Câu 9: Ở Việt Nam, mỏ bôxít tập trung chủ yếu ở vùng nào dưới đây?
-
A. Tây Nguyên.
- B. Tây Nam Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 10: Khoáng sản là loại tài nguyên
- A. có giá trị vô tận.
- B. tự phục hồi được.
- C. thường bị hao kiệt.
-
D. không phục hồi được.
Câu 11: Hiện nay, một số khoáng sản ở nước ta
- A. có trữ lượng rất lớn.
-
B. bị khai thác quá mức.
- C. không bị hao kiệt nhiều.
- D. có khả năng tự phục hồi.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản?
- A. Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến.
- B. Đầu tư công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để khai thác hiệu quả.
- C. Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm khoáng sản.
-
D. Sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch, tăng xuất khẩu khoáng sản thô.
Câu 13: Vùng đồi núi nước ta gồm mấy khu vực chính?
-
A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 14: Phần lớn lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ
- A.7
-
B.8
- C.9
- D. 10
Câu 15: Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở địa danh
- A. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lai Châu.
- B. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Cao Bằng.
- C. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lạng Sơn.
-
D. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Câu 16: Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở
-
A. vùng núi Tây Bắc.
- B. vùng núi Đông Bắc.
- C. vùng núi Trường Sơn Bắc.
- D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
Câu 17: Đảo lớn nhất nước ta là
- A. Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu).
- B. Cái Bầu (Quảng Ninh)
-
C. Phú Quốc (Kiên Giang).
- D. Phú Quý (Bình Thuận).
Câu 18: Vào mùa đông, ở Tây Nguyên có thời tiết nóng và khô do tác động của loại gió nào sau đây?
- A. Đông Bắc.
-
B. Tín phong.
- C. Tây Nam.
- D. Đông Nam.
Câu 19: Ở Bắc Bộ, vào mùa hạ gió mùa thổi theo hướng nào sau đây?
-
A. Đông Nam.
- B. Đông Bắc.
- C. Tây Nam.
- D. Tây Bắc.
Câu 20: Ở Việt Nam, gió mùa mùa đông gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây?
-
A. Ba Vì.
- B. Bạch Mã.
- C. Tam Điệp.
- D. Ngân Sơn.