TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tài nguyên du lịch biển của nước ta không được thể hiện qua ý nào sau đây?
-
A. Doanh thu từ du lịch biển đứng đầu trên thế giới
- B. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát
- C. Vịnh, hang động đẹp
- D. Nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú
Câu 2: Tháng 8 – 1702, người Anh đã đánh chiếm đảo (Côn Lôn) và xây dựng căn cứ lâu dài ở đây. Nước ta đã có hành động gì đáp trả?
- A. Hơn một năm sau, chúa Trịnh Tùng đã tổ chức chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược Anh, giành lại chủ quyền biển đảo.
-
B. Hơn một năm sau, chúa Nguyễn Phúc Chu đã tổ chức chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược Anh, giành lại chủ quyền biển đảo.
- C. Hơn một năm sau, chính quyền hai Đàng cùng phối hợp tấn công đánh đuổi quân Anh và chia lại chủ quyền biển đảo.
- D. Những năm sau đó nước ta không có hành động gì cho đến khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lập ra triều Tây Sơn thì ông mới đưa quân ra đánh lại.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Từ năm 1802 cho đến năm 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
-
B. Từ năm 1884 đến năm 1945: Sau khi kí Hiệp định Genève 1885 với triều Nguyễn, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đồng thời triển khai mặt trận quân sự Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị cho chiến tranh thế giới.
- C. Tờ sai năm 1786 của quan Thượng tướng công triều Tây Sơn có ghi: Sai cai Hội Đức Hầu đội Hoàng Sa dẫn bốn chiếc thuyền câu vượt biển đến thẳng Hoàng Sa và các cù lao trên biển thu lượm đồ vàng bạc, đồ đồng và vũ khí, đồi mồi, cá quý mang về kinh đô dâng nộp theo lệ”.
- D. Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận.
- B. Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao
-
C. Hằng năm, trên vùng biển Việt Nam có thể khai thác 16 – 17 triệu tấn cá, 600 – 700 nghìn tấn tôm, 300 – 400 nghìn tấn mực,...
- D. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản có giá trị cao (tôm, cua, cá, rong biển,..).
Câu 5: Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển ven bờ ở nước ta như thế nào?
-
A. Khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép
- B. Rất xấu vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động quá mức của con người.
- C. Không tốt vì có nhiều hoạt động gây ô nhiêm môi trường. Các chỉ số đều ở mức trung bình.
- D. Rất tốt với các chỉ số đều ở mức tối đa
Câu 6: Huyện Cồn Cỏ trực thuộc tỉnh thành nào?
- A. Quảng Ninh
-
B. Quảng Trị
- C. Hải Phòng
- D. Khánh Hoà
Câu 7: Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong như: Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Gia Định,... đều:
- A. Được thương nhân nước ngoài tập trung đầu tư, xây dựng, biến chúng trở thành những thành phố công nghiệp sớm nhất.
- B. Hướng ra biển, được tổ chức phòng thủ chặt chẽ chống nguy cơ xâm lược từ ngoại bang.
-
C. Hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.
- D. Có người dân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sinh sống, lập nghiệp.
Câu 8: Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam trong Biển Đông không bao gồm bao gồm:
- A. Nội thuỷ
- B. Lãnh hải
-
C. Vùng quân sự
- D. Vùng đặc quyền kinh tế
Câu 9: Bản đồ sau đây thể hiện điều gì?
-
A. Tranh chấp chủ quyền giữa các nước ở Biển Đông
- B. Giới hạn quyền tài phán của các nước quanh Biển Đông
- C. Chiến tranh Biển Đông
- D. Quy mô giao thương hàng hài giữa các nước quanh Biển Đông
Câu 10: Đâu không phải một hoạt động của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông?
- A. Kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng như Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia năm 2003
- B. Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Malaysia năm 1992,...
-
C. Tổ chức phòng thủ quyết liệt trên Biển Đông khi hải quân Trung Quốc tấn công, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam năm 2018
- D. Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)
Câu 11: Chất lượng nước biển xa bờ như thế nào?
- A. Không đạt chuẩn do giao thương mạnh mẽ giữa các nước
- B. Đạt chuẩn nhưng thường xuyên biến động.
-
C. Đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm
- D. Rất ít vùng đạt chuẩn, sự biến động là tương đối lớn.
Câu 12: Đâu là tên một quần đảo ở vùng biển của Việt Nam?
-
A. Trường Sa
- B. Hawaii
- C. Tây Sa
- D. Tam Sa
Câu 13: Việt Nam đã kí kết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 vào năm nào?
-
A. 1982
- B. 2003
- C. 1985
- D. 1995
Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về việc khai thác biển đảo từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X?
- A. Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
- B. Những trống đồng, thạp đồng có trang trí hoa văn hình thuyền thuộc văn hoá Đông Sơn được phát hiện đã chứng tỏ cư dân ở đây tiếp tục sinh sống và khai thác biển.
- C. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với Chăm-pa và các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á cũng như với Trung Quốc, Ấn Độ,...
-
D. Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc nhờ chiếm đóng được quần đảo Hoàng Sa, hải quân phát triển mạnh nên có thể vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.
Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về việc khai thác biển đảo từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV?
- A. Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.
- B. Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.
- C. Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm hải khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...
-
D. Cảng biển Cát Bà (Hải Phòng) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý – Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.
Câu 16: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên:
- A. Phong phú và đa dạng nhất trên thế giới
-
B. Khá phong phú và đa dạng
- C. Phong phú nhưng không đa dạng
- D. Nghèo nàn nhưng quý hiếm
Câu 17: Vùng biển của Việt Nam mở rộng ra tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông với diện tích khoảng:
- A. 10 triệu km2
-
B. 1 triệu km2
- C. 5 triệu km2
- D. 100 nghìn km2
Câu 18: Các chúa Nguyễn tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thực hiện:
- A. Kí kết các hiệp ước trên Biển Đông với các nước xung quanh.
- B. Xây dựng trung tâm kinh tế chiến lược.
-
C. Khai thác sản vật và quản lí biển đảo.
- D. Diễn tập quân sự và thử nghiệm vũ khí bí mật.
Câu 19: Hiện nay, nước ta có bao nhiêu đảo và quần đảo được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện?
- A. 15.
- B. 14.
- C. 13.
-
D. 12.
Câu 20: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản là gì?
- A. Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng
-
B. Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn
- C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
- D. Có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng
Câu 21: Nêu quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ năm 1945 - nay?
- A. Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam
- B. Các nhà nước đầu tiên (Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam) hình thành và phát triển trên các vùng châu thổ, ven sông
-
C. Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo
- D. Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ
Câu 22: Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời tiền sử diễn ra như thế nào?
-
A. Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh,...
- B. Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
- C. Các nhà nước đầu tiên (Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam) hình thành và phát triển trên các vùng châu thổ, ven sông
- D. Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ
Câu 23: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là:
- A. Tiền đề để thiết lập một trật tự thế giới mới trên biển, nhờ đó các nước được đảm bảo về quyền lợi kinh tế.
- B. Một hệ thống cơ sở pháp lí để các quốc gia có thể mua bán, trao đổi, giao dịch chủ quyền biển đảo với nhau.
-
C. Cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.
- D. Là bộ quy tắc đóng vai trò nền tảng trong việc quản lý tranh chấp ở biển Đông, thiết lập trật tự dựa trên luật pháp và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Câu 24: Ý nghĩa của quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời tiền sử là gì?
- A. Các nền văn minh đầu tiên của Việt Nam được ra đời ở lưu vực các con sông lớn
- B. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết khai thác lợi thế của biển, các triều đại phong kiến quan tâm phát triển giao thương đường biển
-
C. Đánh dấu sự xuất hiện của người Việt cổ ở những vùng đất ven biển
- D. Việc xác lập chủ quyền biển đảo của dân tộc ta đã được thực hiện từ lâu đời
Câu 25: Đâu là một khó khăn của biển đảo nước ta đối với phát triển kinh tế?
- A. Là điểm nóng của chiến tranh giữa các nước lớn.
-
B. Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão.
- C. Vùng biển nước ta nghèo nàn về tài nguyên.
- D. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh.