Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không phổ biến ở miền Nam?

  • A. Đào, lê, mận.
  • B. Cao su, điều.
  • C. Chuối, đu đủ.
  • D. Tiêu, cà phê.

Câu 2: Điểm du lịch Bà Nà thuộc thành phố nào sau đây?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Hà Nội.
  • D. Cần Thơ.

Câu 3:Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp nhất vào mùa nào?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa đông.
  • C. Mùa hè.
  • D. Mùa thu.

Câu 4: Hiện nay, tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang gặp tình trạng nào sau đây?

  • A. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãnh phí.
  • B. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
  • C. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
  • D. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước. 

Câu 5: Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam?

  • A. Biến đổi về nhiệt độ.
  • B. Biến đổi về lượng mưa.
  • C. Lưu lượng nước sông bị biến động.
  • D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Câu 6: Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam?

  • A. Hạn hán.
  • B. Ngập lụt.
  • C. Lũ quét.
  • D. Động đất.

Câu 7: Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần

  • A. sử dụng tiết kiệm năng lượng.
  • B. thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng.
  • C. nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

Câu 8:Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp thích ứng với biến đổi khí hậu?

  • A. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
  • B. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • C. Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
  • D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.

Câu 9: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với loại cây nào dưới đây?

  • A. Lâm nghiệp.
  • B. Cây ăn quả.
  • C. Công nghiệp.
  • D. Lương thực.

Câu 10: Ở nước ta, loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 11:  Đặc điểm chung của đất phù sa là

  • A. tầng đất dày, phì nhiêu.
  • B. tầng đất mỏng, bị chua.
  • C. nghèo chất dinh dưỡng.
  • D. phì nhiêu, nhiều cát.

Câu 12: Dưới nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật:

  • A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
  • B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao
  • C. Trồng nhiều cây công nghiệp
  • D. Rừng ngập mặn. 

Câu 13: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở:

  •  A. Vùng núi cao
  • B. Vùng đồi núi thấp
  • C. Các cao nguyên
  • D. Các đồng bằng 

Câu 14: Đặc điểm của nhóm đất feralit:

  •    A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có mùa đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
  •    B. Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao, thích hợp với nhiều laoij cây công nghiệp.
  •    C. Đất có nhiều mùn, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.
  •    D. Nhìn chung đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp,ít chua, giàu mùn. 

Câu 15: Đất phù sa thích hợp canh tác:

  • A. Các cây công nghiệp lâu năm
  • B. Trồng rừng
  •  C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…
  •  D. Khó khăn cho canh tác.

Câu 16: Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Từ tháng 10 đến tháng 3.
  • B. Từ tháng 11 đến tháng 4.
  • C. Từ tháng 12 đến tháng 5.
  • D. Từ tháng 4 đến tháng 9.

Câu 17: Vùng nào ở nước ta vào mùa gió tây nam thường ít mưa?

  • A. Duyên hải Trung Bộ.
  • B. Tây Nguyên,
  • C. Bắc Bộ,
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 18: Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của nước ta khoảng:

  •    A. 30-35%
  •    B. 35-38%
  •    C. 38-40%
  •    D. 40-45% 

Câu 19: Dựa vào sự hiểu biết, hãy nêu rõ khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim quí hiếm của thế giới?

  • A. Nam Cát Tiên (Đồng Nai).
  • B. Bạch Mã (Thừa Thiên Huế),
  • C. Tràm Chim (Đồng Tháp).
  • D. Bến En (Thanh Hóa).

Câu 20: Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta:

  •    A. Tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn.
  •    B. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận.
  •    C. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ.
  •    D. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.