Trắc nghiệm Địa lí 8 Kết nối bài 9:Thổ nhưỡng Việt Nam (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam (P2)- sách Địa lí 8 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là

  • A. Đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.
  • B. Đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
  • C. Ít chịu tác động của con người.
  • D. Đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.

Câu 2: Yếu tố quyết định đến thành phần khoáng vật, cơ giới của đất là:

  • A. Đá mẹ.
  • B. Địa hình.
  • C. Thời gian.
  • D. Tác động của con người.

Câu 3: Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là

  • A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • B. Các ruộng hoa màu, rau củ.
  • C. Các cánh rừng đầu nguồn.
  • D. Các vùng chuyên canh cây lương thực.

Câu 4: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?

  • A. 45%.
  • B. 55%.
  • C. 65%.
  • D. 75%.

Câu 5: Đất mùn trên núi được hình thành trong điều kiện khí hậu như thế nào?

  • A. Khí hậu ẩm gió mùa và khí hậu ôn đới.
  • B. Khí hậu cận xích đạo và cận nhiệt đới.
  • C. Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.
  • D. Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.

Câu 6: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn gây khó khăn gì cho sản xuất và đời sống?

  • A. Giao thông không thuận tiện.
  • B. Cản trở du lịch.
  • C. Ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp.
  • D. Dân cư thưa thớt.

Câu 7: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng là do?

  • A. Các chất ba dơ dễ tan như Ca2+, K+ ... bị rửa trôi.
  • B. Tích tụ ôxit sắt.
  • C. Tích tụ ôxit nhôm.
  • D. Tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

Câu 8: Đất đai phù sa màu mỡ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng (năm 2006)?

  • A. 60%.
  • B. 75%.
  • C. 50%.
  • D. 70%.

Câu 9: Đặc tính chung của đất feralit đồi núi thấp là

  • A. Nhiều sét, tơi xốp, ít chua.
  • B. Tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
  • C. Ít chua, nghèo mùn, nhiều sét.
  • D. Chua, nghèo mùn, nhiều sét.

Câu 10: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
  • D. Duyên hải miền Trung.

Câu 11: Loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?

  • A. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
  • D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Câu 12: Đất phù sa màu mỡ sông phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13: Nước ta có mấy nhóm đất chính?

  • A. 3 nhóm.
  • B. 4 nhóm.
  • C. 5 nhóm.
  • D. 6 nhóm.

Câu 14: Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa ở Đồng bằng sông Hồng và đất phù sa của Đồng bằng sông Cửu Long là?

  • A. Sự màu mỡ.
  • B. Đất phần lớn bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
  • C. Diện tích.
  • D. Được bồi đắp hằng năm và không được bồi đắp hằng năm.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất phù sa ở nước ta?

  • A. Chua, giàu mùn, tơi xốp và giữ nước kém.
  • B. Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
  • C. Độ phì phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác.
  • D. Có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi.

Câu 16: Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là

  • A. Đất dễ bị ngập úng.
  • B. Đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
  • C. Đất dễ bị xâm nhập mặn.
  • D. Đất chua, nhiễm phèn.

Câu 17: Đất bị xói mòn, rửa trôi theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng sẽ hình thành nên loại đất nào?

  • A. Đất phèn chua.
  • B. Đá badan.
  • C. Đất mùn.
  • D. Đất phù sa.

Câu 18: Đất mùn trên núi phân bố ở các vùng núi có độ cao khoảng?

  • A. Dưới 1000m.
  • B. Trên 1000m.
  • C. Từ 1600m – 1700m.
  • D. Trên 2000m.

Câu 19: Mùa mưa tháng 4 – 5 gây nên hiện tượng gì tới thổ nhưỡng?

  • A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
  • B. Bồi đắp đất.
  • C. Xói mòn, rửa trôi.
  • D. Tẩy chua cho đất.

Câu 20: Nhóm đất mùn núi cao chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?

  • A. 25%.
  • B. 20%.
  • C. 11%.
  • D. 15%.

Câu 21: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

  • A. Phù sa.
  • B. Feralit.
  • C. Mùn núi cao.
  • D. Đất xám.

Câu 22: Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là

  • A. Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài.
  • B. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất.
  • D. Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.

Câu 23: Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào

  • A. Kĩ thuật canh tác của con người.
  • B. điều kiện khí hậu ở các vùng núi.
  • C. nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
  • D. quá trình xâm thực, bồi tụ.

Câu 24: Nhóm đất mùn núi cao chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?

  • A. 20%.
  • B. 25%.
  • C. 11%.
  • D. 15%.

Câu 25: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn và đất mặn chủ yếu là do?

  • A. Mùa lũ nước ngập trên diện rộng.
  • B. Vùng có các ô trũng khó thoát nước.
  • C. Có lượng mua thấp và thiếu giải pháp cải tạo.
  • D. Mùa khô kéo dài, địa hình thấp, tiếp giáp biển.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.