Trắc nghiệm Địa lí 8 Kết nối bài 8:Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2)- sách Địa lí 8 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mục tiêu chính của “Thỏa thuận COP 21” là gì?

  • A. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 1 độ C.
  • B. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 4 độ C.
  • C. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C.
  • D. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 3 độ C.

Câu 2: Mức tăng nhiệt độ trung bình toàn Việt Nam trong thời kì 1958 – 2018 là?

  • A. 1%.
  • B. 0,89%.
  • C. 0,50%.
  • D. 0,99%.

Câu 3: Biến đổi khí hậu toàn cầu nguy hiểm vì?

  • A. Suy giảm tài nguyên năng lượng và khoáng sản.
  • B. Chất thải công nghiệp xả trực tiếp vào sông, hồ.
  • C. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đưa lượng lớn khí thải vào khí quyển.
  • D. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Câu 4: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

  • A. Núi.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Đồi.
  • D. Cao nguyên.

Câu 5: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng

  • A. các tỉnh ở phía Bắc.
  • B. trên phạm vi cả nước.
  • C. các tỉnh ở gần ven biển.
  • D. các tỉnh ở phía Nam.

Câu 6: Ở Việt Nam, vùng nào dưới đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu?

  • A. Dải ven biển miền Trung.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Miền núi phía Bắc.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7: Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam?

  • A. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • B. Lưu lượng nước sông bị biến động.
  • C. Biến đổi về lượng mưa.
  • D. Biến đổi về nhiệt độ.

Câu 8: Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam?

  • A. Các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến động trên cả nước.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước.
  • C. Gia tăng sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn.
  • D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, rét đậm,…).

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu?

  • A. Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
  • B. Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
  • C. Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh.
  • D. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hạ tầng vận tải.

Câu 10: Để làm giảm biến đổi khí hậu cần phải?

  • A. Sử dụng nhiều các loại nhiên liệu khác thác từ tự nhiên.
  • B. Xây dựng thêm nhiều các nhà máy công nghiệp.
  • C. Sử dụng nhiều phương tiện giao thông.
  • D. Bảo vệ rừng, tăng cường trồng và chăm sóc cây.

Câu 11: Biểu hiện của sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta là

  • A. nhiều kỉ lục về nhiệt độ, mưa diễn ra quanh năm.
  • B. nhiệt độ trung bình qua các năm xu hướng tăng.
  • C. số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, thất thường.
  • D. các đợt mưa phùn xảy ra ngày càng nhiều hơn.

Câu 12: Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam?

  • A. Động đất.
  • B. Sóng thần. 
  • C. Lũ quét.
  • D. Ngập lụt.

Câu 13: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của

  • A. biến đổi khí hậu.
  • B. thời tiết cực đoan.
  • C. thủng tầng ô-dôn.
  • D. nước biển dâng.

Câu 14: Ứng phó với biến đổi khí hậu được hiểu là?

  • A. Hoạt động của con người nhằm chống lại các cách thay đổi khí hậu và tăng các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
  • B. Hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
  • C. Hoạt động của con người nhằm kích thích việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho con người.
  • D. Hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.

Câu 15: Cho bảng số liệu:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LƯU VỰC SÔNG HỒNG

(Trạm Sơn Tây) (Đơn vị: m3/s)














Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Lưu lượng nước

1318

1100

914

1071

1893

4692

7986

9246

6690

4122

2813

1746

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với lưu lượng nước trung bình các tháng của lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây)?

  • A. Những tháng thấp: VII, VIII, IX và X.
  • B. Những tháng cao: I, II, IV.
  • C. Tháng cực đại vào tháng VIII.
  • D. Tháng cực tiểu vào tháng IV.

Câu 16: Đâu là dấu hiệu của biến đổi khí hậu tác động dẫn đến hiện tượng lụt?

  • A. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng.
  • B. Nước dâng cao do mưa ở vùng đầu nguồn trong thời gian dài.
  • C. Gió xoáy mạnh kèm theo gió giật, mưa to, làm đổ cây cối, nhà cửa.
  • D. Nước dâng cao do mưa lũ, triều cường nước biển dâng gây ra.

Câu 17: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do?

  • A. Con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông, hồ.
  • B. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu, vỡ ống dẫn.
  • C. Các thảm họa như núi lửa, cháy rừng...
  • D. Con người đã đưa một lượng lớn khí thải vào khí quyển.

Câu 18: Biến đổi khí hậu tác động tới phương diện nào thủy văn?

  • A. Lưu lượng nước va dòng chảy.
  • B. Lưu lượng nước và chế độ nước.
  • C. Dòng chảy và quanh cảnh.
  • D. Chế độ nước và dòng chảy.

Câu 19: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm được gọi là?

  • A. Tốc độ dòng chảy.
  • B. Lưu vực sông.
  • C. Lưu lượng nước sông.
  • D. Chế độ nước sông.

Câu 20: Đâu không phải là nguồn năng lượng an toàn mà chúng ta nên sử dụng để bảo vệ môi trường?

  • A. Mặt trời.
  • B. Gió.
  • C. Sức nước.
  • D. Khí đốt.

Câu 21: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của biến đổi khí hậu đối với hồ, đầm, nước ngầm?

  • A. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.
  • B. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.
  • C. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.
  • D. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.

Câu 22: “Các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • B. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
  • C. Thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • D. Phòng chống biến đổi khí hậu.

Câu 23: Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần

  • A. giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
  • B. sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
  • C. sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
  • D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp thích ứng với biến đổi khí hậu?

  • A. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
  • B. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • C. Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
  • D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.

Câu 25:  Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần

  • A. sử dụng tiết kiệm năng lượng.
  • B. thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng.
  • C. nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.