Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện vai trò của biển đảo đối với kinh tế nước ta?
- A. Vai trò trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.
-
C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
- D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch
Câu 2: Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta đứng thứ mấy trên thế giới?
- A. 1.
- B. 3.
-
C. 2.
- D. 4.
Câu 3: Ở ven biển nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng nào sau đây?
-
A. Điện gió và thủy triều.
- B. Thủy điện và nhiệt điện.
- C. Thủy triều và thủy điện.
- D. Chỉ có điện Mặt Trời.
Câu 4: Hiện nay, chất lượng môi trường nước biển của Việt Nam
- A. đạt chuẩn cho phép, ổn định và không có sự biến đổi qua các năm.
-
B. có xu hướng giảm do tác động của con người và biến đổi khí hậu.
- C. được cải thiện rõ rệt do không chịu tác động từ sự biến đổi khí hậu.
- D. có xu hướng tăng do người dân có ý thức cao trong bảo vệ môi trường.
Câu 5: Vùng biển của Việt Nam có diện tích khoảng
-
A. 1,0 triệu km2.
- B. 1,1 triệu km2.
- C. 1,2 triệu km2.
- D. 1,3 triệu km2.
Câu 6: Đường cơ sở là căn cứ để xác định
- A. vị trí địa lí, độ sâu của lãnh hải và các vùng biển khác.
- B. giới hạn, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác.
- C. độ sâu, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác.
-
D. phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác.
Câu 7: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu nào dưới đây?
- A. Cận nhiệt gió mùa.
- B. Ôn đới gió mùa.
-
C. Nhiệt đới gió mùa.
- D. Xích đạo ẩm.
Câu 8: Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là
- A. tương đối nhiều loài.
- B. khá nghèo nàn về loài.
- C. nhiều loài, ít về gen.
-
D. phong phú và đa dạng.
Câu 9: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?
- A. Cao nguyên.
- B. Trung du.
-
C. Đồng bằng.
- D. Miền núi.
Câu 10: Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái tự nhiên dưới nước?
- A. Trảng cỏ, cây bụi.
- B. Rừng mưa nhiệt đới.
- C. Rừng nhiệt đới gió mùa.
-
D. Rừng ngập mặn, cỏ biển.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam?
-
A. Mở rộng phạm vi phân bố của các loài sinh vật.
- B. Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật.
- C. Suy giảm nguồn gen.
- D. Suy giảm hệ sinh thái.
Câu 12: Hệ quả của đất bị xói mòn, rửa trôi ở miền núi là
- A. sạt lở ở miền núi.
-
B. bồi tụ ở đồng bằng.
- C. xói lở ở trung du.
- D. mài mòn ở ven biển.
Câu 13: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với loại cây nào dưới đây?
- A. Lâm nghiệp.
- B. Cây ăn quả.
- C. Công nghiệp.
-
D. Lương thực.
Câu 14: Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho việc
- A. đánh bắt thủy sản.
-
B. nuôi trồng thủy sản.
- C. trồng cây lâu năm.
- D. trồng cây lúa nước.
Câu 15: Đặc điểm chung của đất phù sa là
-
A. tầng đất dày, phì nhiêu.
- B. tầng đất mỏng, bị chua.
- C. nghèo chất dinh dưỡng.
- D. phì nhiêu, nhiều cát.
Câu 16: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng
- A. các tỉnh ở phía Nam.
-
B. trên phạm vi cả nước.
- C. các tỉnh ở phía Bắc.
- D. các tỉnh ở gần ven biển.
Câu 17: Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?
-
A. Ngập lụt.
- B. Lũ quét.
- C. Động đất.
- D. Hạn hán.
Câu 18: Để ứng phó với biến đổi khí hậu chúng ta cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp
- A. khai thác hợp lí và tích cực trồng rừng.
-
B. giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- C. khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
- D. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ rừng.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp thích ứng với biến đổi khí hậu?
- A. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
- B. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
-
C. Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
- D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.
Câu 20: Cây cao su và cà phê phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
-
A. Tây Nguyên.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng.