Câu 1: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lưu lượng nước lớn nhất?
-
A. Mê Công.
- B. Sông Hồng.
- C. Đồng Nai.
- D. Thái Bình.
Câu 2: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lượng phù sa lớn nhất?
- A. Sông Mã.
-
B. Sông Hồng.
- C. Mê Công.
- D. Đồng Nai.
Câu 3: Mùa lũ ở hệ thống sông Hồng thường kéo dài
-
A. 5 tháng.
- B. 6 tháng.
- C. 7 tháng.
- D. 8 tháng.
Câu 4: Sông Thu Bồn dài khoảng
-
A. 205km.
- B. 502km.
- C. 250km.
- D. 520km.
Câu 5: Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là
- A. 1300 - 4000 giờ trong năm.
- B. 1400 - 3500 giờ trong năm.
-
C. 1400 - 3000 giờ trong năm.
- D. 1300 - 3500 giờ trong năm.
Câu 6: Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao có lượng mưa trung bình khoảng
- A. 3500 - 4000mm/năm.
- B. 2500 - 3500mm/năm.
-
C. 3000 - 4000mm/năm.
- D. 3000 - 3500mm/năm.
Câu 7: Ở miền Bắc Việt Nam, khí hậu mùa đông có đặc điểm như thế nào?
- A. Nóng, khô và phân thành hai mùa rõ rệt.
-
B. Đầu mùa tương đối khô, cuối mùa ẩm ướt.
- C. Nóng ẩm và mưa nhiều diễn ra quanh năm.
- D. Thời tiết lạnh buốt và khô ráo, nhiều mây.
Câu 8: Ở Việt Nam, gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào?
- A. Tây Nam Bộ.
-
B. Bắc Trung Bộ.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm khí hậu ở vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam?
- A. Cận nhiệt đới gió mùa.
-
B. Ôn hòa hơn trong đất liền.
- C. Có sự phân hóa phức tạp.
- D. Phân hóa theo bắc - nam.
Câu 10: Nước ta có khoảng bao nhiêu loại khoáng sản?
- A. 50 loại khoáng sản khác nhau.
-
B. 60 loại khoáng sản khác nhau.
- C. 70 loại khoáng sản khác nhau.
- D. 80 loại khoáng sản khác nhau.
Câu 11: Vấn đề nào dưới đây đặt ra khi khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản?
-
A. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- B. Khó khăn trong khâu vận chuyển.
- C. Chi phí vận chuyển, chế biến lớn.
- D. Giá thành sản phẩm đầu ra thấp.
Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tài nguyên khoáng sản?
- A. Bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên đất.
-
B. Đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
- C. Cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp.
- D. Tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Câu 13: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ ở nước ta địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt?
- A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- B. Địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
-
C. Trải qua quá trình địa chất lâu dài; phân thành các bậc kế tiếp nhau.
- D. Bị phong hóa mạnh mẽ; nhiều nơi bị xâm thực và xuất hiện đê, đập.
Câu 14: Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do
-
A. lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
- B. đá dễ phong hóa, tác động từ con người.
- C. bề mặt đệm yếu, tác động của nội lực.
- D. quá trình hình thành lâu, lượng mưa lớn.
Câu 15: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng
- A. 15000 km2.
- B. 25000 km2.
- C. 35000 km2.
-
D. 40000 km2.
Câu 16: Ở miền Trung, đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất?
- A. Nghệ An.
-
B. Thanh Hóa.
- C. Tuy Hòa.
- D. Quảng Nam.
Câu 17: Đường bờ biển của Việt Nam dài là
- A. 2360km.
-
B. 3260km.
- C. 4450km.
- D. 1650km.
Câu 18: Hai quần đảo xa bờ của nước ta là
-
A. Hoàng Sa và Trường Sa.
- B. Trường Sa và Côn Đảo.
- C. Cồn Cỏ và Hoàng Sa.
- D. Lý Sơn và Trường Sa.
Câu 19: Ở nước ta, địa hình đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng
- A. 55% của phần đất liền Việt Nam.
- B. 65% của phần đất liền Việt Nam.
- C. 75% của phần đất liền Việt Nam.
-
D. 85% của phần đất liền Việt Nam.
Câu 20: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?
- A. Tây - Đông.
- B. Bắc - Nam.
-
C. Tây Bắc - Đông Nam.
- D. Đông Bắc - Tây Nam.