TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua?
- A. Làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
-
B. Tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
- C. Tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
- D. Bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
Câu 2: Nguyên nhân nào sao đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
-
A. Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
- B. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
- C. Một năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- D. Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ.
Câu 3: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
- A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
- B. Nam Bộ.
- C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
-
D. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 4: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc – Nam ở nước ta do?
- A. Bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã kết hợp với gió đông bắc hoạt động mạnh từ 160B trở vào.
- B. Gió mùa Tây Nam gây ảnh hưởng khác nhau ở miền bắc và miền nam.
- C. Khoảng cánh giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cảng về phía bắc càng lớn.
-
D. Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam.
Câu 5: Đặc điểm khí hậu miền Nam nước ta có đặc điểm?
- A. Mùa hạ nóng ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều.
- B. Mưa quanh năm.
- C. Mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều.
-
D. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Câu 6: Nguyên nhân nào tạo ra tính chất gió mùa của khí hậu nước ta?
- A. Ở gần Xích đạo.
-
B. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.
- C. Nằm trong vùng nội chí tuyến có Mậu dịch bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
- D. Hoat động của dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 7: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm?
- A. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
- B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
-
C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
- D. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
Câu 8: Đặc điểm khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là?
- A. Mưa nhiều vào thu – đông.
- B. Chịu tác động của gió Lào.
- C. Chịu ảnh hưởng của bão.
-
D. Không có mùa đông lạnh.
Câu 9: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?
-
A. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 80%
- B. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 85%
- C. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 85%
- D. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 80%
Câu 10: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì?
- A. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn
- B. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn
- C. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
-
D. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.
Câu 11: Thảm thực vật rừng của nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do?
-
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
- B. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp.
- C. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- D. Vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.
Câu 12: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi?
- A. Trường Sơn Nam.
- B. Hoàng Liên Sơn.
-
C. Bạch Mã.
- D. Trường Sơn Bắc.
Câu 13: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là?
- A. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa
-
B. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt
- C. mùa thu, đông có mưa phùn
- D. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn
Câu 14: Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở?
- A. Từ Đà Nẵng đến 110B
- B. Từ Đà Nẵng đến 110B
- C. Ở miền Bắc đến Đà Nẵng.
-
D. Ở miền Bắc đến dãy Bạch Mã.
Câu 15: Nước ta có điều kiện để tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng chủ yếu là nhờ?
- A. Sông ngòi nhiều nước.
- B. Kinh nghiệm sản xuất.
-
C. Sự phân mùa của khí hậu.
- D. Có nhiều loại đất.
Câu 16: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta?
- A. Gió mùa.
- B. Kinh độ.
- C. Vĩ độ.
-
D. Địa hình.
Câu 17: Tại sao nước ta có tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm?
- A. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
- B. Chịu ảnh hưởng của biển.
- C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
-
D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 18: Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là?
- A. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
- B. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
-
C. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
- D. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở Trung Bộ là do?
- A. Gió Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới.
-
B. Tác động của khối khí lạnh phương Bắc.
- C. Hoạt động mạnh của gió Tín Phong.
- D. Gió Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 20: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
-
A. Nam Bộ
- B. Duyên hải miền Trung
- C. Tây Nguyên
- D. Đông Bắc
Câu 21: Tính chất của gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ thể hiện?
-
A. Gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ.
- B. Gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ.
- C. Gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
- D. Gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ.
Câu 22: Tính chất nhiệt đới nước ta thể hiện như thế nào?
- A. lượng mưa hàng năm lớn
- B. nhiệt độ cao trung bình trên 250C.
- C. vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
-
D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình cao.
Câu 23: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí?
- A. Lạnh phương Bắc.
- B. Chí tuyến Bán Cầu Bắc.
- C. Chí tuyến Bán Cầu Nam.
-
D. Bắc Ấn Độ Dương.
Câu 24: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau ở nước ta loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 160B trở vào là?
- A. gió mùa Đông Bắc.
- B. gió mùa Tây Nam.
-
C. Tín Phong bán cầu Bắc.
- D. Tín phong bán cầu Nam.
Câu 25: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
- A. Nền nhiệt độ cao.
- B. Hoạt động của gió mùa.
- C. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
-
D. Nhiệt độ và lượng mưa thấp.