Câu 1: Người nguyên thủy đã chế tạo đồ gốm bằng cách:
-
A. Nặn đất sét rồi đem nung cho khô cứng.
- B. Nặn đất sét rồi phơi cho khô cứng.
- C. Nặn đất sét rồi sấy cho khô cứng.
- D. Nặn đất sét bằng khuôn gỗ.
Câu 2: Để chế tạo công cụ lao động, người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn Hạ Long đã làm chủ yếu bằng cách:
-
A. Mài đá.
- B. Ghè đẽo đá.
- C. Cưa đá.
- D. Đục đá.
Câu 3: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn - Hạ Long sống
- A. Riêng lẽ
- B. Sống theo gia đình
-
C. Từng nhóm, có cùng huyết thống
- D. Bầy đàn
Câu 4: Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long thường xuyên:
-
A. Tìm cách cải tiến công cụ lao động.
- B. Ghè đẽo các hòn đá cuội ven suối làm rìu.
- C. Mài đá làm công cụ.
- D. Dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ.
Câu 5: Văn hoá Bắc Sơn ở sơ kì
- A. Thời đại đá cũ
- B. Thời kì đồ sắt
-
C. Thời kì đồ đá mới
- D. Thời kì đồ đồng
Câu 6: Người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long dùng nhiều loại khác nhau để làm những công cụ:
- A. Rìu đá, dao đá.
- B. Cuốc đá, liềm đá.
-
C. Rìu đá, bôn đá, chày đá.
- D. Thuồng đá, cối đá.
Câu 7: Văn hóa Hoà Bình thuộc thời
- A. Đồ đá cũ
- B. Đồ đá mới
-
C. Đồ đá cũ sang đồ đá mới
- D. Đồ sắt
Câu 8: Công cụ, đồ dùng quan trọng nhất của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là:
- A. Đồ gốm, rìu ngắn và rìu có vai.
- B. Rìu đá cuội. đồ gỗ và đồ gốm.
-
C. Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm.
- D. Rìu mài lưỡi. đồ gỗ và tre.
Câu 9: Để mô tả cuộc sống của mình, người nguyên thủy đã
- A. ghi chép lại trong các cuốn sử.
- B. vẽ lên mặt trống đồng.
-
C. vẽ trên vách hang động.
- D. kể lại cho con cháu nghe.
Câu 10: Thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long, việc làm ra thức ăn tiến bộ hơn thời trước ở chỗ:
- A. Họ đã biết hái lượm hoa quả.
- B. Họ đã biết săn bắt thú rừng.
-
C. Họ đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
- D. Họ đã biết nướng chín thức ăn.
Câu 11: Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là:
-
A. Kĩ thuật mài đá.
- B. Kĩ thuật cưa đá.
- C. Kĩ thuật luyện kim.
- D. Làm đồ gốm.
Câu 12: Điểm mới trong xã hội nguyên thủy ở nước ta đó là:
- A. Sự ra đời của chế độ thị tộc phụ hệ.
-
B. Sự ra đời của chế độ thị tộc mẫu hệ.
- C. Sự ra đời của chế độ tảo hôn.
- D. Sự tan rã của chế độ mẫu hệ.
Câu 13: Hang Đồng Nội, nơi phát hiện hình mặt người khắc trên vách hang ở tỉnh
-
A. Hòa Bình
- B. Lạng Sơn
- C. Thanh Hóa
- D. Hà Nội
Câu 14: Thị tộc mẫu hệ được tổ chức bởi:
- A. những người cùng huyết thống sống chung với nhau
- B. sống ổn định, lâu dài ở một nơi
- C. tôn thờ mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ
-
D. cả ba dấu hiệu trên
Câu 15: Trong nhiều hàng động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ra phát hiện được những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m, chứa nhiều công cụ xương thú, điều đó cho thấy:
-
A. người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi
- B. người nguyên thủy thường ăn ốc
- C. thức ăn chủ yếu của người nguyên thủy là ốc
- D. người nguyên thủy đã sống thành bầy rất đông